Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-THANH TRA NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2-TT-LB

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 1991

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA THANH TRA NHÀ NƯỚC VÀ BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINHVÀ XÃ HỘI LIÊN BỘ SỐ 2-TT-LB NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 1991HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG CỦA THANH TRA VIÊN

Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra công bố ngày 1-4-1990;
Căn cứ Nghị định số 191-HĐBT ngày 18-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế thanh tra viên và việc sử dụng cộng tác viên thanh tra;
Căn cứ Nghị định 235-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang;
Liên Bộ Thanh tra Nhà nước - Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương của Thanh tra viên như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LƯƠNG THANH TRA VIÊN

Đối tượng hưởng lương Thanh tra viên là những viên chức thuộc các tổ chức thanh tra Nhà nước, được bổ nhiệm chức danh Thanh tra theo quy định tại Quy chế Thanh tra viên, ban hành kèm theo Nghị định số 191-HĐBT ngày 18-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng.

Đối với Thanh tra viên công tác trong các ngành Quốc phòng, Nội vụ, Hải quan đang hưởng lương theo quân hàm thì vẫn hưởng lương theo cấp, bậc quy định của ngành đó.

II. TIỀN LƯƠNG

1. Bảng lương Thanh tra viên:

Thanh tra viên được phân thành 3 cấp: Thanh tra viên cấp I, Thanh tra viên cấp II, Thanh tra viên cấp III. Bảng lương của Thanh tra viên từng cấp như sau:

Thanh tra viên cấp I: 310 - 333 - 359 - 390 - 425

Thanh tra viên cấp II: 463 - 505 - 550

Thanh tra viên cấp III: 596 - 644 - 693

2. Nguyên tắc xếp lương:

a. Viên chức được bổ nhiệm chức danh Thanh tra viên được xếp lương theo bảng lương quy định cho ngành thanh tra. Viên chức được bổ nhiệm Thanh tra viên cấp nào thì hưởng lương của Thanh tra viên cấp đó.

b. Việc chuyển đổi từ mức lương cũ (mức lương trước khi bổ nhiệm chức danh Thanh tra viên) sang mức lương tương ứng của bảng lương Thanh tra viên được thực hiện như sau:

b1. Trường hợp viên chức được bổ nhiệm Thanh tra viên đang hưởng mức lương cũ thấp hơn bậc một của khung lương cấp Thanh tra viên được bổ nhiệm, thì xếp vào bậc một của khung lương cấp Thanh tra viên được bổ nhiệm.

b2. Trường hợp viên chức được bổ nhiệm Thanh tra viên, đang hưởng mức lương cũ tương đương với một trong các bậc lương (trừ bậc cao nhất) của khung lương cấp Thanh tra viên được bổ nhiệm, thì giải quyết như sau:

- Nếu đã hưởng mức lương cũ dưới 2 năm, thì tạm thời giữ nguyên mức lương cũ cho tới khi đạt điều kiện 24 tháng trở lên mới thực hiện theo bảng lương chuyển đổi.

- Nếu đã hưởng mức lương cũ từ 2 năm (tròn 24 tháng) trở lên thì được xếp sang mức lương tương ứng theo bảng lương chuyển đổi dưới đây:

Thanh tra viên cấp I

Mức lương đang hưởng

³ 310

³ 333

³ 359

³ 390

Chuyển xếp lương mới

333

359

390

425

Thanh tra viên cấp II

Mức lương đang hưởng

³ 425

³ 463

³ 505

Chuyển xếp lương mới

463

505

550

Thanh tra viên cấp III

Mức lương đang hưởng

³ 550

³ 596

³ 644

Chuyển xếp lương mới

596

644

693

b3. Trường hợp viên chức được bổ nhiệm là thanh tra viên, đang hưởng mức lương cũ tương đương với bậc lương cao nhất của khung lương cấp Thanh tra viên được bổ nhiệm, thì được xếp vào bậc cao nhất của khung lương cấp Thanh tra viên được bổ nhiệm. Nếu đủ điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

b4. Trường hợp viên chức được bổ nhiệm Thanh tra viên, đang hưởng mức lương cũ cao hơn bậc cao nhất của khung lương cấp Thanh tra viên được bổ nhiệm, thì vẫn được giữ nguyên mức lương cũ đang hưởng.

Việc xếp lương mới cho Thanh tra viên phải đúng với khung bậc lương và theo phân cấp quản lý. Quy định chuyển xếp lương trên đây chỉ áp dụng khi bổ nhiệm lần đầu.

3. Chế độ nâng bậc lương:

Chế độ nâng bậc lương hàng năm đối với Thanh tra viên thực hiện theo quy định chung của Nhà nước, riêng đối với Thanh tra viên có thành tích xuất sắc, thì cấp có thẩm quyền có thể xét nâng bậc sớm hơn, nhưng ít nhất người được xét nâng bậc sớm đã hưởng mức lương cũ bằng 2/3 thời gian theo quy định chung. Các trường hợp nâng bậc sớm phải tính vào chỉ tiêu nâng bậc hàng năm của cơ quan đơn vị.

4. Chế độ phụ cấp lương:

Các chế độ phụ cấp lương áp dụng theo quy định hiện hành.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này được áp dụng đối với viên chức trong các tổ chức thanh tra Nhà nước được bổ nhiệm Thanh tra viên. Những viên chức làm công tác trong các tổ chức thanh tra Nhà nước chưa được bổ nhiệm Thanh tra viên thì tiếp tục thực hiện theo chế độ tiền lương đang áp dụng cho viên chức đó.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, địa phương, ngành phản ánh về Liên Bộ nghiên cứu giải quyết.

Nguyễn Kỳ Cẩm

(Đã ký)

Trần Đình Hoan

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên tịch 2-TT-LB năm 1991 hướng dẫn chế độ tiền lương của Thanh tra viên do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Thanh tra Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: 2-TT-LB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 28/10/1991
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thanh tra Nhà nước
  • Người ký: Nguyễn Kỳ Cẩm, Trần Đình Hoan
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/10/1991
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản