Điều 7 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
a) Hành vi vi phạm gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12, Điều 16, Điều 20; hành vi vi phạm gây hậu quả mà tang vật là thực vật rừng nhóm IA, động vật rừng nhóm IB vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa quy định tại Điều 21, 22, 23; hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ trái pháp luật vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa quy định tại
b) Hành vi phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại nhiều loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) tuy diện tích bị thiệt hại đối với mỗi loại rừng không vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, nhưng tổng hợp diện tích bị thiệt hại của các loại rừng vượt quá mức thiệt hại tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với rừng sản xuất tại Điều 20 Nghị định này.
c) Hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái pháp luật đối với cả gỗ quý, hiếm, gỗ thông thường, tuy khối lượng mỗi loại gỗ không vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với mỗi loại, nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vi phạm: nhóm IA và nhóm IIA hoặc nhóm IA và gỗ thông thường hoặc cả gỗ nhóm IA, IIA và gỗ thông thường vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với gỗ nhóm IIA; gỗ nhóm IIA và gỗ thông thường vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với gỗ thông thường.
d) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 12, 20; vận chuyển, buôn bán gỗ trái pháp luật quy định tại
3. Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:
a) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.
b) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài trong Phụ lục II, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.
4. Hành vi vi phạm pháp luật đã khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng và cơ quan có thẩm quyền đề nghị chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính, thì áp dụng xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Nghị định này.
5. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính mà tang vật gồm nhiều loại lâm sản khác nhau cả gỗ thông thường và gỗ quý, hiếm (không thuộc quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này); động vật rừng thông thường và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; gỗ và động vật rừng (chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự), thì xác định tiền phạt theo từng loại lâm sản, sau đó tổng hợp (cộng lại) thành tổng số tiền phạt chung đối với hành vi vi phạm đó.
6. Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác, nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử lý theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.
7. Hành vi vi phạm đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành thu thập tài liệu, tang vật và báo cáo kịp thời cho người, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Nghị định này.
Lâm sản tịch thu trả lại chủ rừng thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chủ rừng phát hiện bắt quả tang người vi phạm tại lâm phận của mình.
b) Chủ rừng không bắt quả tang người vi phạm, nhưng có đủ căn cứ chứng minh lâm sản thuộc rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng.
Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 5. Đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra
- Điều 6. Xử lý tang vật vi phạm hành chính
- Điều 7. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 8. Lấn, chiếm rừng
- Điều 9. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp
- Điều 10. Vi phạm quy định về thiết kế khai thác gỗ
- Điều 11. Vi phạm các quy định khai thác gỗ
- Điều 12. Khai thác rừng trái phép
- Điều 13. Vi phạm quy định về trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác
- Điều 14. Vi phạm quy định của Nhà nước về trồng rừng
- Điều 15. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng
- Điều 16. Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng
- Điều 17. Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm
- Điều 18. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng
- Điều 19. Phá hủy các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 20. Phá rừng trái pháp luật
- Điều 21. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng
- Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
- Điều 23. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước
- Điều 24. Vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý rừng, sử dụng rừng; mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản
- Điều 25. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
- Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
- Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường
- Điều 30. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính