Điều 6 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Điều 6. Xử lý tang vật vi phạm hành chính
1. Tang vật vi phạm hành chính bị tạm giữ
a) Đối với tang vật là vật phẩm tươi sống, động vật rừng bị yếu, bị thương không thuộc nhóm IB hoặc lâm sản khác còn tươi không thuộc nhóm IA thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay theo giá thị trường địa phương tại thời điểm bán. Tiền thu được gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt mở tại Kho bạc Nhà nước. Đối với hành vi sau đó tang vật tịch thu theo quyết định của người có thẩm quyền, thì sau khi trừ chi phí theo quy định của pháp luật, số tiền còn lại nộp ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật đó không tịch thu, thì tiền bán thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng hợp pháp.
Trường hợp động vật rừng chết hoặc nhiễm dịch, bệnh gây ô nhiễm môi trường mà không thực hiện được biện pháp xử lý khác ngoài biện pháp tiêu hủy và người vi phạm không tự nguyện thực hiện tiêu hủy hoặc không xác định được người vi phạm thì thành lập Hội đồng tiêu hủy. Thành phần Hội đồng tiêu hủy gồm: Thủ trưởng cơ quan ra quyết định tạm giữ, đại diện cơ quan Tài chính cùng cấp, cơ quan thú y. Chi phí tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính vô chủ, vắng chủ do ngân sách nhà nước chi trả.
b) Đối với lâm sản, phương tiện không có người nhận sau thời hạn tìm chủ sở hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật, thì tịch thu sung công quỹ Nhà nước.
2. Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu
a) Tang vật vi phạm hành chính là động vật rừng bị tịch thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biện pháp xử lý.
b) Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu ngoài quy định tại Điểm a Khoản này, xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Số hiệu: 157/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/11/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 823 đến số 824
- Ngày hiệu lực: 25/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 5. Đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra
- Điều 6. Xử lý tang vật vi phạm hành chính
- Điều 7. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 8. Lấn, chiếm rừng
- Điều 9. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp
- Điều 10. Vi phạm quy định về thiết kế khai thác gỗ
- Điều 11. Vi phạm các quy định khai thác gỗ
- Điều 12. Khai thác rừng trái phép
- Điều 13. Vi phạm quy định về trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác
- Điều 14. Vi phạm quy định của Nhà nước về trồng rừng
- Điều 15. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng
- Điều 16. Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng
- Điều 17. Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm
- Điều 18. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng
- Điều 19. Phá hủy các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 20. Phá rừng trái pháp luật
- Điều 21. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng
- Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
- Điều 23. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước
- Điều 24. Vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý rừng, sử dụng rừng; mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản
- Điều 25. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
- Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
- Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường
- Điều 30. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính