MỤC 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
Điều 21. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng
Người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt, lấy dẫn xuất từ động vật rừng; giết động vật rừng trái quy định của pháp luật (không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này) bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 7.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 4.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
d) Nuôi trái phép 01 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
d) Nuôi trái phép 02 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.
6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 65.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
d) Nuôi trái phép từ 03 đến 04 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.
7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
d) Nuôi trái phép từ 05 đến 06 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.
8. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
d) Nuôi trái phép từ 07 đến 08 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.
9. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng.
c) Nuôi trái phép từ trên 08 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.
10. Trường hợp được phép nuôi động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc các loại động vật hoang dã khác nhưng vi phạm quy định về tiêu chuẩn chuồng, trại nuôi bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 Điều này.
b) Tịch thu công cụ, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 Điều này.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng súng săn, giấy chứng nhận về nuôi động vật rừng từ 06 đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 và Khoản 9 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều này.
Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 3.000.000 đồng.
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3.
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,7 m3.
đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng.
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3.
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,7 m3 đến 1 m3.
đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị dưới 7.000.000 đồng.
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 1,5 m3 đến 3 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA dưới 0,3 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 3 m3 đến 6 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2 m3 đến 3 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 15.000.000 đến 30.000.000 đồng.
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10 m3 đến 20 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3 m3 đến 7 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 7 m3 đến 10 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 200.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng.
c) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 400.000.000 đồng.
11. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định này), thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm có tổ chức.
- Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
- Sử dụng xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe cải tạo không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.
- Vận chuyển gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1,5 m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 0,5 m3 trở lên.
- Vận chuyển thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên; động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và bộ phận của chúng có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 3.000.000 đồng trở lên.
Trường hợp vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 2 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc giá trị của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 1,5 m3 trở lên hoặc tổng giá trị các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 15.000.000 đồng trở lên.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b các Khoản: 1, 2 và 10; Điểm a, Điểm b, Điểm c các Khoản: 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều này.
13. Trường hợp vận chuyển lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
Trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì bị xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.
14. Chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi mua, bán lâm sản theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
15. Chủ sở hữu phương tiện bị xử phạt như quy định đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định này).
Điều 23. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước
Người có hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt nhu sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 3.000.000 đồng.
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3.
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,7 m3.
đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng.
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3.
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,7 m3 đến 1 m3.
đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị dưới 7.000.000 đồng.
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 1,5 m3 đến 3 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA dưới 0,3 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 3 m3 đến 6 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2 m3 đến 3 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 15.000.000 đến 30.000.000 đồng.
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10 m3 đến 20 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3 m3 đến 7 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 7 m3 đến 10 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 200.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng.
c) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 400.000.000 đồng.
11. Trường hợp mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
12. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này.
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b các Khoản: 1, 2 và 10; Điểm a, Điểm b, Điểm c các Khoản: 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều này.
14. Trường hợp cất giữ gỗ trái phép mà không có cơ sở để xác định gỗ là của chủ nhà hoặc chủ cơ sở chế biến thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định tịch thu theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 24. Vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý rừng, sử dụng rừng; mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chủ lâm sản chế biến, kinh doanh, vận chuyển, mua, bán, cất giữ thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ), động vật rừng và bộ phận của chúng do gây nuôi có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý.
b) Chủ lâm sản khai thác, vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chủ rừng không lập hồ sơ quản lý rừng, sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.
b) Chủ cơ sở chế biến, kinh doanh, mua, bán lâm sản không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản theo quy định của pháp luật.
c) Chủ cơ sở nuôi động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp nhưng không thực hiện đăng ký trại nuôi theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ lâm sản mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ lâm sản vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định pháp luật về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý.
5. Vi phạm quy định về điều kiện chế biến gỗ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
6. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ một phần hoạt động chế biến gỗ hoặc tước giấy chứng nhận về điều kiện chế biến gỗ từ 06 đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 5 Điều này.