Chương 3 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 25. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này.
2. Công chức, viên chức đang thi hành công vụ về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (kể cả hoạt động khai thác khoáng sản trên đất lâm nghiệp) quy định tại Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và
5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (kể cả hoạt động khai thác khoáng sản trên đất lâm nghiệp) quy định tại Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và
Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (kể cả hoạt động khai thác khoáng sản trên đất lâm nghiệp) quy định tại Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (kể cả hoạt động khai thác khoáng sản trên đất lâm nghiệp) quy định tại Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền không quá 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn quy định tại Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn quy định tại Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 250.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn quy định tại Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn quy định tại Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Công an nhân dân quy định tại Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng quy định tại Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc cơ quan Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 30. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính mà tang vật gồm nhiều loại lâm sản khác nhau cả gỗ thông thường và gỗ quý, hiếm; động vật rừng thông thường và động vật rừng quý, hiếm; gỗ và động vật rừng, sau khi tổng hợp tiền phạt (cộng lại) thành tổng số tiền phạt chung, nếu thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cấp nào thì cấp đó quyết định xử phạt.
3. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính (kể cả lâm sản thuộc loài quý, hiếm nhóm IA, IB) để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Hành vi vi phạm hành chính gây hậu quả đối với rừng của nhiều địa phương liền kề thì thẩm quyền xử phạt thuộc về địa phương phát hiện vụ vi phạm đầu tiên.
Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Số hiệu: 157/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/11/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 823 đến số 824
- Ngày hiệu lực: 25/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 5. Đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra
- Điều 6. Xử lý tang vật vi phạm hành chính
- Điều 7. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 8. Lấn, chiếm rừng
- Điều 9. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp
- Điều 10. Vi phạm quy định về thiết kế khai thác gỗ
- Điều 11. Vi phạm các quy định khai thác gỗ
- Điều 12. Khai thác rừng trái phép
- Điều 13. Vi phạm quy định về trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác
- Điều 14. Vi phạm quy định của Nhà nước về trồng rừng
- Điều 15. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng
- Điều 16. Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng
- Điều 17. Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm
- Điều 18. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng
- Điều 19. Phá hủy các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 20. Phá rừng trái pháp luật
- Điều 21. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng
- Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
- Điều 23. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước
- Điều 24. Vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý rừng, sử dụng rừng; mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản
- Điều 25. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
- Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
- Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường
- Điều 30. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính