Điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công
Điều 47. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết
1. Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng vào mục đích liên doanh, liên kết quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định chi tiết như sau:
a) Tài sản được giao, đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất theo thiết kế theo quy định tại
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để liên doanh, liên kết mà không do ngân sách nhà nước đầu tư;
c) Việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết đem lại hiệu quả cao hơn trong việc cung cấp dịch vụ công theo chức năng, nhiệm vụ được giao được xác định theo quy định tại
2. Căn cứ đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại
3. Lựa chọn đối tác để thực hiện liên doanh, liên kết:
a) Sau khi có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp công lập thông báo công khai về việc lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết trên Trang thông tin của đơn vị (nếu có), Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương, địa phương, Trang thông tin điện tử về tài sản công của Bộ Tài chính. Thông báo công khai về việc lựa chọn đối tác gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Thông tin của đơn vị có tài sản liên doanh, liên kết;
- Tài sản dự kiến liên doanh, liên kết;
- Phương án liên doanh, liên kết;
- Tiêu chí lựa chọn đối tác để thực hiện liên doanh, liên kết theo quy định tại điểm c khoản này;
- Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký.
b) Đơn vị có tài sản căn cứ hồ sơ đăng ký tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân và tiêu chí quy định tại điểm c khoản này để lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn của mình.
c) Tiêu chí lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết bao gồm:
- Năng lực, kinh nghiệm của đối tác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động liên doanh, liên kết;
- Hiệu quả của phương án tài chính;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết của đối tác bảo đảm cho việc liên doanh, liên kết;
- Phương án xử lý tài sản sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết;
- Các tiêu chí khác phù hợp với mục đích liên doanh, liên kết, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị do đơn vị có tài sản công quyết định.
4. Các hình thức sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết:
a) Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên sử dụng tài sản của mình để thực hiện liên doanh, liên kết và tự quản lý, sử dụng tài sản của mình, tự bảo đảm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và được chia kết quả từ hoạt động liên doanh, liên kết theo hợp đồng;
b) Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; các tài sản này được các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng kiểm soát việc quản lý, sử dụng;
c) Hình thức liên doanh, liên kết hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; pháp nhân mới có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và Hợp đồng liên doanh, liên kết.
5. Quản lý, sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết:
a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, việc quản lý, sử dụng tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập tham gia liên doanh, liên kết thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định tại Nghị định này và Hợp đồng liên doanh, liên kết;
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, việc quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi góp vốn được thực hiện theo Hợp đồng liên doanh, liên kết;
c) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại điểm c khoản 4 Điều này, tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng để góp vốn liên doanh, liên kết do pháp nhân mới quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.
6. Tài sản tham gia liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập là quyền sử dụng đất, công trình sự nghiệp và các tài sản khác gắn liền với đất sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết thuộc về Nhà nước. Đối với các tài sản khác sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết được xử lý theo nguyên tắc sau:
a) Đối với tài sản tham gia liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, đơn vị tiếp tục quản lý, sử dụng hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này;
b) Đối với tài sản liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết được xử lý theo nguyên tắc phần tài sản thuộc về mỗi bên được xác định tương ứng với giá trị tài sản hoặc vốn góp khi đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết;
c) Đối với các tài sản được hình thành thông qua hoạt động liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại điểm c khoản 4 Điều này, sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, các tài sản này được chia cho các bên tham gia liên doanh, liên kết theo tỷ lệ đóng góp của mỗi bên; trường hợp không chia được bằng hiện vật thì thực hiện bán cho các bên còn lại trong liên doanh theo giá thị trường; trường hợp các bên liên doanh không mua thì thực hiện bán theo hình thức đấu giá;
d) Trường hợp các bên tham gia trong liên doanh, liên kết tự nguyện chuyển giao không bồi hoàn quyền sở hữu phần tài sản của mình cho Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 107 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của Chính phủ về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
7. Chi phí hợp lý có liên quan đến việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết gồm:
a) Chi phí khấu hao tài sản cố định;
b) Chi phí định giá, thẩm định giá, đấu giá tài sản;
c) Chi phí quản lý, vận hành tài sản trong thời gian liên doanh, liên kết;
d) Chi phí hợp lý khác có liên quan.
8. Số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, sau khi chi trả các chi phí hợp lý có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có), thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, phần được chia còn lại của đơn vị sự nghiệp công lập được quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công
- Số hiệu: 151/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/12/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 41 đến số 42
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
- Điều 4. Thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
- Điều 5. Nguyên tắc khoán kinh phí sử dụng tài sản công
- Điều 6. Khoán kinh phí sử dụng nhà ở công vụ
- Điều 7. Khoán kinh phí sử dụng xe ô tô
- Điều 8. Khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị
- Điều 9. Khoán kinh phí sử dụng các tài sản khác
- Điều 10. Sử dụng chung tài sản công
- Điều 11. Thuê đơn vị có chức năng quản lý vận hành tài sản công
- Điều 12. Tham gia ý kiến của cơ quan tài chính khi giao đất, thu hồi đất thuộc trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước
- Điều 13. Chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công
- Điều 14. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư
- Điều 15. Chế độ báo cáo thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư
- Điều 16. Chuyển giao trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công - tư cho Nhà nước
- Điều 17. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công
- Điều 18. Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản công
- Điều 19. Xử lý tài sản công có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền
- Điều 20. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công
- Điều 21. Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản công
- Điều 22. Thẩm quyền quyết định bán tài sản công
- Điều 23. Trình tự, thủ tục bán tài sản công
- Điều 24. Bán tài sản công theo hình thức đấu giá
- Điều 25. Xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành
- Điều 26. Bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá
- Điều 27. Bán tài sản công theo hình thức chỉ định
- Điều 28. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công
- Điều 29. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công
- Điều 30. Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ
- Điều 31. Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức bán
- Điều 32. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 33. Trình tự, thủ tục tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 34. Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
- Điều 35. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
- Điều 36. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 37. Mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 38. Thuê tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 39. Khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 40. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư
- Điều 41. Quản lý vận hành, chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 42. Quản lý, sử dụng tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
- Điều 43. Yêu cầu khi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
- Điều 44. Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
- Điều 45. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh
- Điều 46. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê
- Điều 47. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết
- Điều 48. Thu hồi tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 49. Điều chuyển tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 50. Bán tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 51. Thanh lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 52. Tiêu hủy tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 53. Xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
- Điều 54. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản công khi chuyển mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp
- Điều 55. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 56. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 57. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội
- Điều 58. Thu hồi tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng
- Điều 59. Điều chuyển tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng
- Điều 60. Bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng
- Điều 61. Thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng
- Điều 62. Tiêu hủy tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng
- Điều 63. Xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
- Điều 64. Công khai việc quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng
- Điều 65. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 66. Nội dung khác về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 67. Danh mục tài sản mua sắm tập trung
- Điều 68. Đơn vị mua sắm tập trung
- Điều 69. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mua sắm tập trung
- Điều 70. Nguồn kinh phí mua sắm tập trung
- Điều 71. Cách thức thực hiện mua sắm tập trung
- Điều 72. Quy trình thực hiện mua sắm tập trung
- Điều 73. Lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung
- Điều 74. Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung
- Điều 75. Lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 76. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 77. Ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung
- Điều 78. Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản
- Điều 79. Thanh toán tiền mua sắm tài sản
- Điều 80. Bàn giao, tiếp nhận tài sản
- Điều 81. Quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản
- Điều 82. Bảo hành, bảo trì tài sản
- Điều 83. Quản lý thu, chi liên quan đến mua sắm tập trung
- Điều 84. Quản lý, sử dụng tài sản công phục vụ công tác quản lý của cơ quan dự trữ nhà nước
- Điều 85. Quản lý, sử dụng kho dự trữ quốc gia để bảo quản tài sản công có quyết định thu hồi hoặc tài sản có quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 86. Khai thác kho dự trữ quốc gia chưa sử dụng hết công suất
- Điều 87. Tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 88. Quản lý, sử dụng tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 89. Quản lý, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước
- Điều 90. Thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển, mua sắm, thuê tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước
- Điều 91. Hình thức xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước
- Điều 92. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án
- Điều 93. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước
- Điều 94. Xử lý tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án
- Điều 95. Hóa đơn bán tài sản công
- Điều 96. Phát hành hóa đơn
- Điều 97. Thủ tục mua hóa đơn của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản công
- Điều 98. Sử dụng hóa đơn
- Điều 99. Quản lý hóa đơn
- Điều 100. Trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 101. Căn cứ xác định giá trị quyền sử dụng đất
- Điều 102. Xác định giá trị quyền sử dụng đất
- Điều 103. Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất
- Điều 104. Hạch toán giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản
- Điều 105. Kho số phục vụ quản lý nhà nước
- Điều 106. Khai thác kho số phục vụ quản lý nhà nước
- Điều 107. Thu tiền cấp quyền lựa chọn sử dụng kho số phục vụ quản lý nhà nước
- Điều 108. Yêu cầu của việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
- Điều 109. Trách nhiệm xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
- Điều 110. Cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
- Điều 111. Vận hành, bảo trì, nâng cấp, bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
- Điều 112. Kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
- Điều 113. Quản lý tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
- Điều 114. Khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
- Điều 115. Kinh phí cho việc xây dựng, quản lý, nâng cấp, tạo lập dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
- Điều 116. Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công
- Điều 117. Trình tự, thủ tục đăng ký tham gia Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản
- Điều 118. Trình tự, thủ tục đăng ký tham gia Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công của tổ chức, cá nhân tham gia mua, thuê tài sản, nhận chuyển nhượng, thuê quyền khai thác tài sản công
- Điều 121. Công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 122. Công khai tình hình sử dụng, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 123. Công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 124. Công khai tình hình quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 125. Báo cáo tài sản công
- Điều 126. Báo cáo kê khai tài sản công
- Điều 127. Trình tự, hồ sơ báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung
- Điều 128. Trình tự, hồ sơ báo cáo kê khai định kỳ
- Điều 129. Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản công
- Điều 130. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công
- Điều 131. Nội dung báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công
- Điều 132. Sử dụng công cụ tài chính quản lý rủi ro đối với tài sản công
- Điều 133. Công cụ tài chính quản lý rủi ro đối với tài sản công
- Điều 134. Tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính và phi tài chính của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài sản công
- Điều 135. Bảo hiểm tài sản công