Chương 1 Nghị định 137/2006/NĐ-CP về việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
1. Nghị định này quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước giữa Chính phủ với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương.
2. Việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia; tài sản sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh quốc gia; tài sản dự trữ quốc gia; tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; tài nguyên thiên nhiên và đất đai khác thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước.
2. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập) được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
3. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Phương tiện giao thông vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác.
2. Tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật là tài sản không có nguồn gốc là tài sản của Nhà nước nhưng theo quy định của pháp luật đến thời điểm nhất định, tài sản này được xác lập là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước.
3. Tài sản chuyên dùng là những tài sản mà công dụng của nó chỉ dùng để phục vụ cho hoạt động đặc thù của một ngành, một lĩnh vực nhất định.
4. Đất đai khác là đất đai không thuộc khuôn viên trụ sở, cơ sở hoạt động của các cơ quan, đơn vị và tổ chức kinh tế của Nhà nước.
5. Đặc thù là đặc điểm riêng có của một ngành, một lĩnh vực, địa phương mà các ngành khác, lĩnh vực khác, địa phương khác không có.
6. Phương án xử lý tài sản nhà nước là tập hợp các đề xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hình thức xử lý đối với tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật: thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi hình thức sở hữu, bán, thanh lý, tiêu huỷ.
Điều 4. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước, gồm:
1. Phân cấp về thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước.
2. Phân cấp về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản nhà nước, gồm:
a) Đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản nhà nước;
c) Quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước;
d) Quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước;
đ) Quyết định bán tài sản nhà nước;
e) Quyết định thanh lý tài sản nhà nước;
g) Quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, xử lý tài sản nhà nước;
h) Kiểm kê, thống kê tài sản nhà nước;
i) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
3. Phân cấp về thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản.
1. Tài sản nhà nước do Chính phủ quản lý bao gồm:
b) Tài sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý bao gồm:
b) Tài sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc địa phương quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Quyền hạn, trách nhiệm về quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước trên phạm vi cả nước.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương có trách nhiệm tổ chức quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm:
a) Thống nhất quản lý tài sản nhà nước do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng;
Nghị định 137/2006/NĐ-CP về việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
- Số hiệu: 137/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/11/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 25 đến số 26
- Ngày hiệu lực: 09/12/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước, gồm:
- Điều 5. Tài sản nhà nước do Chính phủ quản lý; tài sản nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý
- Điều 6. Quyền hạn, trách nhiệm về quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước
- Điều 7. Đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- Điều 8. Thẩm quyền quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước
- Điều 9. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản nhà nước
- Điều 10. Thẩm quyền thu hồi tài sản nhà nước
- Điều 11. Thẩm quyền điều chuyển tài sản nhà nước
- Điều 12. Bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước
- Điều 13. Thanh lý tài sản nhà nước
- Điều 14. Kiểm kê, thống kê tài sản nhà nước
- Điều 15. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- Điều 16. Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu tài sản của Nhà nước
- Điều 17. Thẩm quyền lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
- Điều 18. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi liên quan đến việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
- Điều 19. Tổ chức thực hiện phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước
- Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 21. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 22. Trách nhiệm của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước