Điều 33 Nghị định 13/2011/NĐ-CP về an toàn công trình dầu khí trên đất liền
Điều 33. Trách nhiệm chủ đầu tư công trình
1. Khi xây dựng công trình đường ống dẫn dầu khí có cắt chéo với công trình hiện hữu, chủ đầu tư phải có phương án thiết kế và biện pháp thi công phù hợp tại khu vực cắt chéo, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho công trình hiện hữu cũng như đường ống dẫn dầu khí trong quá trình vận hành và được chủ đầu tư công trình hiện hữu chấp thuận trước khi thi công tại khu vực cắt chéo. Trường hợp phương án thiết kế và biện pháp thi công tại khu vực cắt chéo đã phù hợp mà vẫn không được chủ đầu tư công trình hiện hữu chấp thuận thi công thì chủ đầu tư công trình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
2. Chủ đầu tư công trình dầu khí có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý an toàn theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn đối với con người, môi trường và tài sản trong quá trình vận hành công trình dầu khí, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng công an và các cơ quan có liên quan khác trong việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về an toàn các công trình dầu khí.
3. Khai báo và đăng ký hoạt động của các công trình dầu khí theo quy định của pháp luật, thống nhất với các bên liên quan về công tác bảo đảm an toàn các công trình dầu khí.
4. Phối hợp với chính quyền và lực lượng công an địa phương tuyên truyền và giáo dục người dân về việc bảo vệ an toàn các công trình dầu khí.
5. Thông báo thông tin về các kế hoạch xây mới, mở rộng và cải tạo các công trình dầu khí cho các bên liên quan để phối hợp trong việc bảo đảm an ninh và an toàn chung.
6. Chủ đầu tư công trình dầu khí có trách nhiệm kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tiến hành trong phạm vi an toàn và thường xuyên khảo sát khu vực ảnh hưởng; đồng thời phối hợp với chính quyền, công an các cấp và các cơ quan hữu quan kiểm tra, bảo vệ và đôn đốc thực hiện xử lý các hành vi vi phạm với quy định về đảm bảo an toàn công trình dầu khí.
7. Chủ đầu tư công trình dầu khí có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, tuần tra, ngăn chặn và báo cáo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến các hoạt động và tình hình sử dụng đất đai và khoảng không trong phạm vi an toàn và khu vực có ảnh hưởng đến an toàn các công trình dầu khí.
Nghị định 13/2011/NĐ-CP về an toàn công trình dầu khí trên đất liền
- Số hiệu: 13/2011/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/02/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 103 đến số 104
- Ngày hiệu lực: 05/04/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Khoảng cách an toàn
- Điều 4. Tiêu chuẩn rủi ro
- Điều 5. Phân loại khu vực dân cư
- Điều 6. Phân loại các công trình dầu khí
- Điều 7. Các đối tượng tiếp giáp công trình dầu khí
- Điều 8. Nguyên tắc bảo đảm an toàn đối với các công trình tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và công trình phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí
- Điều 9. Thiết lập khoảng cách an toàn
- Điều 10. Quy định về khoảng cách giữa các đường ống
- Điều 11. Khoảng cách an toàn của đường ống vận chuyển khí đi qua các đối tượng tiếp giáp
- Điều 12. Bảo đảm an toàn của đường ống trong hành lang lưới điện
- Điều 13. Khoảng cách an toàn theo hình chiếu đứng từ đỉnh ống tới các công trình khác đối với đường ống được thi công bằng phương pháp khoan xiên
- Điều 14. Khoảng cách an toàn đối với nhà máy chế biến, kho chứa khí hóa lỏng, các sản phẩm khí hóa lỏng và cảng xuất nhập sản phẩm khí, trạm phân phối khí, trạm van, trạm phóng, nhận thoi
- Điều 15. Đối với phần ống đặt nổi
- Điều 16. Khoảng cách an toàn đối với kho, cảng xuất nhập DM&SPDM
- Điều 17. Quy định về khoảng cách giữa hai đường ống vận chuyển DM&SPDM
- Điều 18. Đảm bảo an toàn của đường ống vận chuyển DM&SPDM trong hành lang lưới điện
- Điều 19. Khoảng cách an toàn khi đường ống vận chuyển DM&SPDM đi qua các đối tượng tiếp giáp
- Điều 20. Đối với phần ống đặt nổi
- Điều 21. Khoảng cách an toàn đối với nhà máy chế biến, nhà máy lọc hóa dầu
- Điều 22. Các hạng mục liên quan của nhà máy chế biến, nhà máy lọc hóa dầu
- Điều 23. Công tác phòng chống cháy nổ
- Điều 24. Các biện pháp kỹ thuật tăng cường an toàn đối với các công trình dầu khí
- Điều 25. Quy định về việc đánh giá rủi ro các công trình dầu khí
- Điều 26. Quy định về thiết kế các công trình dầu khí
- Điều 27. Quy định về việc thi công xây lắp các công trình dầu khí
- Điều 28. Quy định về việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí
- Điều 29. Các hoạt động bị nghiêm cấm trong khoảng cách an toàn các công trình dầu khí
- Điều 30. Biển báo, tín hiệu
- Điều 31. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 32. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 33. Trách nhiệm chủ đầu tư công trình
- Điều 34. Trách nhiệm của chủ đầu tư các công trình tiếp giáp công trình dầu khí
- Điều 35. Trách nhiệm của người sử dụng đất có đường ống vận chuyển dầu khí đi qua