Mục 1 Chương 3 Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Mục 1. THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 16. Các bước thiết kế xây dựng công trình
1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.
a) Thiết kế cơ sở được quy định tại
b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
Điều 17. Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình
1. Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, quy trình bảo trì công trình, dự toán xây dựng công trình.
2. Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 18. Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
1. Thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với trường hợp thiết kế ba bước
a) Đối với thiết kế kỹ thuật:
Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Kết quả thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:
- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
- Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;
- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Đánh giá mức độ an toàn công trình;
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản.
b) Đối với thiết kế bản vẽ thi công:
Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào bản vẽ trước khi đưa ra thi công. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công và ký xác nhận trong bản vẽ trước khi phê duyệt.
2. Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế hai bước và thiết kế một bước
a) Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
b) Nội dung thẩm định thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
c) Việc đóng dấu xác nhận bản vẽ trước khi đưa ra thi công thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình.
Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Số hiệu: 12/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/02/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 131 đến số 132
- Ngày hiệu lực: 02/04/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 2. Phân loại dự án và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 3. Chủ đầu tư xây dựng công trình
- Điều 4. Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 5. Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) và xin phép đầu tư
- Điều 6. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)
- Điều 7. Nội dung phần thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 8. Nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 9. Hồ sơ trình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 10. Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 11. Nội dung thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 12. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình
- Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
- Điều 14. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 15. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- Điều 16. Các bước thiết kế xây dựng công trình
- Điều 17. Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình
- Điều 18. Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
- Điều 19. Giấy phép xây dựng công trình
- Điều 20. Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị
- Điều 21. Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn
- Điều 22. Tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng
- Điều 23. Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng
- Điều 24. Điều chỉnh Giấy phép xây dựng
- Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy phép xây dựng
- Điều 26. Gia hạn Giấy phép xây dựng
- Điều 27. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình
- Điều 28. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
- Điều 29. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình
- Điều 30. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng
- Điều 31. Quản lý môi trường xây dựng
- Điều 32. Phá dỡ công trình xây dựng
- Điều 33. Các hình thức quản lý dự án
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
- Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
- Điều 37. Chứng chỉ hành nghề
- Điều 38. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư
- Điều 39. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư
- Điều 40. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 41. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án
- Điều 42. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án
- Điều 43. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án
- Điều 44. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án
- Điều 45. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng
- Điều 46. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi khảo sát xây dựng
- Điều 47. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình
- Điều 48. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình
- Điều 49. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình
- Điều 50. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
- Điều 51. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 52. Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường
- Điều 53. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công trình
- Điều 54. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 56. Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam