Chương 2 Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ
HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ GIAO THÔNG
Điều 6. Cấu thành hệ thống thanh toán điện tử giao thông
1. Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được thực hiện tự động bởi Hệ thống thanh toán điện tử giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là hệ thống thanh toán điện tử giao thông).
2. Hệ thống thanh toán điện tử giao thông bao gồm các cấu thành sau:
a) Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện;
b) Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ;
c) Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông;
d) Hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu;
đ) Hệ thống đường truyền dữ liệu;
e) Các hệ thống, thiết bị, hạng mục khác bảo đảm hoạt động của Hệ thống thanh toán điện tử giao thông; bảo đảm kết nối liên thông giữa các cấu thành của hệ thống thanh toán điện tử giao thông với nhau.
Điều 7. Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện
1. Phương tiện phải được gắn thẻ đầu cuối để mở tài khoản giao thông. Việc gắn thẻ đầu cuối và kích hoạt thẻ đầu cuối do Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.
2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện gắn thẻ đầu cuối cho các phương tiện phục vụ an ninh, quốc phòng tham gia giao thông.
3. Chủ phương tiện phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ. Thẻ đầu cuối được Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ bảo hành trong thời gian tối thiểu là 12 tháng kể từ thời điểm gắn thẻ.
Điều 8. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ
1. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục;
b) Bảo đảm kết nối với các hệ thống, cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được kết nối với các hệ thống, cơ sở dữ liệu sau đây:
a) Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông;
b) Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Thông tin trong cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được quản lý tập trung tại Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
4. Chi phí quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được lấy từ nguồn chi phí tổ chức, quản lý, giám sát thu phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện và các nguồn tài chính được quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Đường bộ.
1. Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ do Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp, quản lý, vận hành, khai thác để thực hiện các nội dung sau đây:
a) Mở và quản lý tài khoản giao thông;
b) Xác định chi phí chủ phương tiện phải trả đối với các dịch vụ do Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ cung cấp;
c) Kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (sau đây gọi là tổ chức cung ứng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt) theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
d) Hoàn trả doanh thu phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện cho các đơn vị quản lý thu.
2. Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán giao thông đường bộ do Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán giao thông đường bộ đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp, quản lý, vận hành, khai thác để thực hiện các nội dung sau đây:
a) Kết nối, sử dụng thông tin tài khoản giao thông từ Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ;
b) Xác định chi phí chủ phương tiện phải trả đối với các dịch vụ do Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán giao thông đường bộ cung cấp;
c) Kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp của tổ chức cung ứng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
d) Hoàn trả doanh thu phí, giá, tiền dịch vụ khác liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện cho các đơn vị quản lý thu.
3. Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục;
b) Bảo đảm kết nối với các hệ thống, cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông được kết nối với các hệ thống, cơ sở dữ liệu sau đây:
a) Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ;
b) Hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu;
Điều 10. Hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu
1. Hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu phải được thiết kế, đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp, quản lý, vận hành bảo trì, kết nối với Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông để thực hiện các nội dung sau đây:
a) Xác định giao dịch của phương tiện giao thông tại điểm thu;
b) Xác định chi phí chủ phương tiện phải trả trong giao dịch thanh toán điện tử giao thông đường bộ chưa được xác định bởi Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
2. Đơn vị quản lý thu tổ chức đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành hệ thống lắp đặt tại các điểm thu và quyết định chi phí quản lý, vận hành và bảo trì theo quy định tại Điều 41 Luật Đường bộ.
Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc chung
- Điều 5. Những hành vi không được thực hiện trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ
- Điều 6. Cấu thành hệ thống thanh toán điện tử giao thông
- Điều 7. Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện
- Điều 8. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ
- Điều 9. Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông
- Điều 10. Hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu
- Điều 11. Mở tài khoản giao thông
- Điều 12. Sử dụng tài khoản giao thông
- Điều 13. Khoá tài khoản giao thông
- Điều 14. Đóng tài khoản giao thông
- Điều 15. Thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng
- Điều 16. Đối soát doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ
- Điều 17. Hoàn trả doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ
- Điều 18. Xử lý các trường hợp miễn thu, thu theo tháng, theo quý, theo năm
- Điều 19. Chi phí tổ chức, quản lý, giám sát thu tiền sử dụng đường bộ
- Điều 20. Thanh toán các loại phí, giá, tiền dịch vụ khác
- Điều 21. Đối soát doanh thu dịch vụ
- Điều 22. Hoàn trả doanh thu dịch vụ
- Điều 23. Xử lý các trường hợp miễn thu, thu theo tháng, theo quý, theo năm
- Điều 24. Chi phí tổ chức, quản lý, giám sát thu phí, giá, tiền dịch vụ khác
- Điều 25. Quyền về thông tin, báo cáo
- Điều 26. Nghĩa vụ về thông tin, báo cáo
- Điều 27. Bảo mật và an toàn thông tin mạng
- Điều 28. Bảo đảm an toàn trong thanh toán
- Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 30. Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương có liên quan
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của chủ phương tiện
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đối với chủ phương tiện
- Điều 33. Quyền và nghĩa vụ khác của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị vận hành thu
- Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý thu