Chương 8 Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
Điều 60. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển cấp nước ở cấp quốc gia.
2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc:
a) Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về cấp nước đô thị và khu công nghiệp trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp ở cấp quốc gia;
c) Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về cấp nước đô thị và khu công nghiệp;
d) Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các khu vực nông thôn:
a) Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về cấp nước nông thôn trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình cấp nước nông thôn ở cấp quốc gia;
c) Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về cấp nước nông thôn;
d) Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động cấp nước nông thôn trên phạm vi toàn quốc.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho các công trình cấp nước;
b) Làm đầu mối vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Bộ Tài chính:
a) Thống nhất quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước;
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động cấp nước cho các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp do mình quản lý. Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Giao thông công chính các thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và khu công nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước nông thôn trên địa bàn.
9. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ cấp nước cho các nhu cầu khác nhau theo địa bàn quản lý, phù hợp với sự phát triển cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung của vùng về cấp nước; khi có nhu cầu về cấp nước, Ủy ban nhân dân các cấp phải áp dụng các biện pháp thích hợp để lựa chọn hoặc thành lập mới đơn vị cấp nước, hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức giám sát việc thực hiện Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước trên địa bàn do mình quản lý, bảo đảm các dịch vụ cấp nước đầy đủ, có sẵn để sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng.
1. Thanh tra chuyên ngành xây dựng thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp nước đô thị và khu công nghiệp.
2. Thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp nước nông thôn.
3. Nội dung: thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cấp nước; phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về cấp nước; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về cấp nước.
4. Việc thanh tra hoạt động cấp nước thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 62. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp nước.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp nước thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về cấp nước. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động cấp nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực thì thi hành theo các quyết định, bản án đó.
1. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp nước.
2. Tổ chức hoặc cá nhân nào vi phạm các hành vi bị cấm trong hoạt động cấp nước được quy định tại
3. Trường hợp các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp nước gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì đối tượng vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc hoạt động và chính sách phát triển ngành nước
- Điều 4. Chất lượng nước sạch
- Điều 5. Sử dụng nguồn nước cho hoạt động cấp nước
- Điều 6. Sử dụng đất trong hoạt động cấp nước
- Điều 7. Nguyên tắc kết hợp các công trình giao thông, thuỷ lợi và thủy điện với cấp nước
- Điều 8. Sự tham gia của cộng đồng
- Điều 9. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cấp nước
- Điều 10. Các hành vi bị cấm trong hoạt động cấp nước
- Điều 13. Giai đoạn và thời gian lập quy hoạch cấp nước vùng
- Điều 14. Nhiệm vụ lập quy hoạch cấp nước vùng
- Điều 15. Căn cứ lập quy hoạch cấp nước vùng
- Điều 16. Nội dung quy hoạch cấp nước vùng
- Điều 17. Hồ sơ đồ án quy hoạch cấp nước vùng
- Điều 18. Trách nhiệm lập, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước vùng
- Điều 19. Quy định về quản lý quy hoạch cấp nước vùng
- Điều 20. Điều chỉnh quy hoạch cấp nước vùng
- Điều 21. Giai đoạn và thời gian lập quy hoạch cấp nước đô thị
- Điều 22. Nhiệm vụ lập quy hoạch cấp nước đô thị
- Điều 23. Căn cứ lập quy hoạch cấp nước đô thị
- Điều 24. Nội dung quy hoạch cấp nước đô thị
- Điều 25. Hồ sơ đồ án quy hoạch cấp nước đô thị
- Điều 26. Trách nhiệm lập, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước đô thị
- Điều 27. Quy định về quản lý quy hoạch cấp nước đô thị
- Điều 28. Điều chỉnh quy hoạch cấp nước đô thị
- Điều 29. Lựa chọn đơn vị cấp nước
- Điều 30. Khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
- Điều 31. Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước
- Điều 32. Vùng phục vụ cấp nước
- Điều 33. Kế hoạch phát triển cấp nước
- Điều 34. Đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển cấp nước
- Điều 35. Phân kỳ và xác định quy mô đầu tư
- Điều 36. Chuyển nhượng quyền kinh doanh dịch vụ cấp nước
- Điều 37. Quản lý chất lượng xây dựng công trình cấp nước
- Điều 38. Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước
- Điều 39. Điểm đấu nối
- Điều 40. Chất lượng dịch vụ tại điểm đấu nối
- Điều 41. Điểm lắp đặt đồng hồ đo nước
- Điều 42. Thỏa thuận đấu nối
- Điều 43. Miễn trừ đấu nối
- Điều 44. Hợp đồng dịch vụ cấp nước
- Điều 45. Tạm ngừng, ngừng dịch vụ cấp nước
- Điều 46. Chấm dứt Hợp đồng
- Điều 47. Sai sót và bồi thường thiệt hại
- Điều 48. Thanh toán tiền nước
- Điều 49. Đo đếm nước
- Điều 50. Kiểm định thiết bị đo đếm nước
- Điều 51. Nguyên tắc tính giá nước
- Điều 52. Căn cứ lập, điều chỉnh giá nước
- Điều 53. Lập và trình phương án giá nước
- Điều 54. Thẩm quyền quyết định giá nước
- Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cấp nước
- Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng nước