Mục 5 Chương 3 Nghị định 116/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Cạnh tranh
Điều 74. Quyền, nghĩa vụ chứng minh
1. Bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho khiếu nại, yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
2. Bên phản đối khiếu nại, yêu cầu của người khác đối với mình có quyền chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
3. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật Cạnh tranh.
Điều 75. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
1. Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thừa nhận.
2. Những tình tiết, sự kiện thích hợp đã được xác định trong các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
3. Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.
1. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
2. Lời khai của người làm chứng, giải trình của tổ chức, cá nhân liên quan được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình và các thiết bị ghi âm, ghi hình khác kèm theo văn bản xác nhận về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó, hoặc khai bằng lời tại phiên điều trần.
3. Tài liệu gốc, bản sao tài liệu gốc, bản dịch tài liệu gốc được công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận được coi là chứng cứ nếu là tài liệu đọc được nội dung.
4. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
1. Các bên liên quan có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong quá trình điều tra, giải quyết vụ việc cạnh tranh.
2. Việc giao nộp chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp và chữ ký của người nhận và dấu của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc cạnh tranh và một bản giao cho bên nộp chứng cứ giữ.
Điều 78. Lấy lời khai của bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng
1. Điều tra viên, thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chỉ tiến hành lấy lời khai của bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi họ chưa có bản giải trình hoặc nội dung bản giải trình chưa đầy đủ, rõ ràng.
Bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng không thể tự viết được thì điều tra viên, thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh lấy lời khai của họ. Người lấy lời khai tự mình hoặc thư ký phiên điều trần ghi lại lời khai của bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng vào biên bản.
2. Việc lấy lời khai quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành tại trụ sở cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh; trong trường hợp cần thiết, việc lấy lời khai có thể được tiến hành ngoài trụ sở của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh.
3. Biên bản ghi lời khai phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Người khai có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai.
Trường hợp biên bản ghi lời khai được lập ngoài trụ sở cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
4. Việc lấy lời khai của bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng là người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của người đó.
5. Biên bản ghi lời khai của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được coi là bộ phận không tách rời của bản giải trình của những người này.
Điều 79. Lấy lời khai của bên bị điều tra
1. Trong trường hợp cần thiết, điều tra viên, thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể lấy lời khai của bên bị điều tra.
2. Thủ tục lấy lời khai của bên bị điều tra thực hiện theo thủ tục lấy lời khai quy định tại
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tự mình ra quyết định trưng cầu giám định hoặc ra quyết định trưng cầu giám định theo kiến nghị của điều tra viên, đề nghị của các bên liên quan. Quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
2. Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại. Việc giám định lại có thể do người đã tiến hành giám định trước đó thực hiện hoặc do tổ chức chuyên môn khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 81. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
1. Trong trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại, người tố cáo có quyền yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trưng cầu giám định theo quy định tại
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chuyển cho cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền.
3. Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác.
1. Trường hợp chứng cứ đã được giao nộp tại cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chịu trách nhiệm bảo quản.
2. Trường hợp chứng cứ không thể giao nộp được tại cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì người đang lưu giữ chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.
3. Trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ đó.
1. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ.
Điều 84. Công bố và sử dụng chứng cứ
1. Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không công bố và sử dụng công khai các chứng cứ sau đây:
a) Chứng cứ thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Chứng cứ liên quan tới thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của bên liên quan.
3. Trường hợp xét thấy cần thiết, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền chỉ công bố và sử dụng công khai một số chứng cứ vào thời điểm thích hợp nhằm đảm bảo cho việc điều tra và xử lý được vụ việc cạnh tranh.
4. Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố và sử dụng công khai quy định tại khoản 2 Điều này.
Nghị định 116/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Cạnh tranh
- Số hiệu: 116/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/09/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 38 đến số 39
- Ngày hiệu lực: 10/10/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Xác định thị trường sản phẩm liên quan
- Điều 5. Xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt
- Điều 6. Xác định khả năng thay thế về cung
- Điều 7. Xác định thị trường địa lý liên quan
- Điều 8. Rào cản gia nhập thị trường
- Điều 9. Doanh thu, doanh số mua vào để xác định thị phần của doanh nghiệp
- Điều 10. Doanh thu, doanh số mua vào để xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết trực tiếp về tổ chức và tài chính
- Điều 11. Doanh thu để xác định thị phần của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 12. Doanh thu để xác định thị phần của tổ chức tín dụng
- Điều 13. Xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan
- Điều 14. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp
- Điều 15. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ
- Điều 16. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ
- Điều 17. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
- Điều 18. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
- Điều 19. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh
- Điều 20. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận
- Điều 21. Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ
- Điều 22. Cơ sở để xác định khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan
- Điều 23. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
- Điều 24. Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ
- Điều 25. Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ
- Điều 26. Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Điều 27. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng
- Điều 28. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng
- Điều 29. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh
- Điều 30. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
- Điều 31. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
- Điều 32. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền
- Điều 33. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng
- Điều 34. Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác
- Điều 35. Mua lại doanh nghiệp khác không bị coi là tập trung kinh tế
- Điều 36. Doanh nghiệp đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng bị phá sản
- Điều 37. Báo cáo tài chính trong hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính
- Điều 38. Trả lời thông báo tập trung kinh tế
- Điều 39. Báo cáo tài chính trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính
- Điều 40. Báo cáo giải trình trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 41. Trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 42. Nội dung chủ yếu của văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 43. Công khai quyết định cho hưởng miễn trừ
- Điều 44. Sai sót không bị coi là gian dối trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 45. Nội dung đơn khiếu nại trong hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh
- Điều 46. Yêu cầu bổ sung hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, trả lại hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, khiếu nại và giải quyết khiếu nại việc trả lại hồ sơ vụ việc cạnh tranh
- Điều 47. Thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh
- Điều 48. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh
- Điều 49. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thủ tục yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 50. Luật sư của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 51. Phí xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 52. Nguyên tắc thu, nộp và quản lý phí xử lý vụ việc cạnh tranh, lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 53. Mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh và nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 54. Xử lý tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 55. Trách nhiệm chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 56. Trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn nộp phí xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 57. Mức lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 58. Các chi phí tố tụng khác
- Điều 59. Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định
- Điều 60. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
- Điều 61. Xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định đã nộp
- Điều 62. Nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định
- Điều 63. Chi phí cho người làm chứng
- Điều 64. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư
- Điều 65. Nghĩa vụ cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, nghĩa vụ tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh
- Điều 66. Các văn bản tố tụng cạnh tranh phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo
- Điều 67. Người có trách nhiệm thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh
- Điều 68. Các phương thức cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh
- Điều 69. Thủ tục cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh trực tiếp cho cá nhân
- Điều 70. Thủ tục cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh trực tiếp cho cơ quan, tổ chức
- Điều 71. Thủ tục niêm yết công khai
- Điều 72. Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
- Điều 73. Thông báo kết quả việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thông báo kết quả việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh
- Điều 74. Quyền, nghĩa vụ chứng minh
- Điều 75. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
- Điều 76. Xác định chứng cứ
- Điều 77. Giao nộp chứng cứ
- Điều 78. Lấy lời khai của bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng
- Điều 79. Lấy lời khai của bên bị điều tra
- Điều 80. Trưng cầu giám định
- Điều 81. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
- Điều 82. Bảo quản chứng cứ
- Điều 83. Đánh giá chứng cứ
- Điều 84. Công bố và sử dụng chứng cứ
- Điều 85. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
- Điều 86. Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực
- Điều 87. Tái phạm trong cùng lĩnh vực
- Điều 88. Các biện pháp ngăn chặn hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 89. Nguyên tắc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 90. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
- Điều 91. Thẩm quyền tạm giữ người trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo thủ tục hành chính
- Điều 92. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- Điều 93. Khám người theo thủ tục hành chính
- Điều 94. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- Điều 95. Thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
- Điều 96. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
- Điều 97. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
- Điều 98. Thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp ngăn chặn hành chính
- Điều 99. Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
- Điều 100. Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính
- Điều 101. Yêu cầu chung đối với phiên điều trần
- Điều 102. Thay thế thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp đặc biệt
- Điều 103. Sự có mặt của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại phiên điều trần
- Điều 104. Tiến hành phiên điều trần để giải quyết vụ việc cạnh tranh trong trường hợp bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt
- Điều 105. Sự có mặt của luật sư
- Điều 106. Sự có mặt của người làm chứng
- Điều 107. Sự có mặt của người giám định
- Điều 108. Sự có mặt của người phiên dịch
- Điều 109. Sự có mặt của điều tra viên
- Điều 110. Thời hạn hoãn phiên điều trần và quyết định hoãn phiên điều trần
- Điều 111. Nội quy phiên điều trần
- Điều 112. Thủ tục ra quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tại phiên điều trần
- Điều 113. Biên bản phiên điều trần
- Điều 114. Chuẩn bị khai mạc phiên điều trần
- Điều 115. Khai mạc phiên điều trần
- Điều 116. Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
- Điều 117. Xem xét, quyết định hoãn phiên điều trần khi có người vắng mặt
- Điều 118. Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng
- Điều 119. Nghe giải trình của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 120. Thứ tự hỏi tại phiên điều trần
- Điều 121. Hỏi bên khiếu nại, bên bị điều tra, bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 122. Hỏi người làm chứng
- Điều 123. Hỏi người giám định
- Điều 124. Kết thúc việc hỏi tại phiên điều trần
- Điều 125. Trình tự phát biểu khi tranh luận
- Điều 126. Phát biểu khi tranh luận
- Điều 127. Trở lại việc hỏi
- Điều 128. Bên bị điều tra nói lời sau cùng
- Điều 129. Thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 130. Trở lại việc hỏi và tranh luận
- Điều 131. Nội dung của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 132. Tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 133. Sửa chữa, bổ sung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 134. Cấp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 135. Giải thích quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 136. Nguyên tắc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh
- Điều 137. Nội dung của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh