Mục 3 Chương 2 Nghị định 116/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Cạnh tranh
MỤC 3: THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Điều 14. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp
Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp là việc thống nhất cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
1. Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng.
2. Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể.
3. Áp dụng công thức tính giá chung.
4. Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.
5. Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất.
6. Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.
7. Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận.
8. Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.
Điều 15. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ
1. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận.
2. Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất mỗi bên tham gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định.
Điều 16. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ
1. Thoả thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó.
2. Thoả thuận kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất ấn định số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.
Điều 17. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
1. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ là việc thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng.
2. Thoả thuận hạn chế đầu tư là việc thống nhất không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác.
1. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc thống nhất đặt một hoặc một số điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng:
a) Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý;
b) Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
c) Hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa quy định tại điểm b khoản này;
d) Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá được cung cấp.
2. Thoả thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng là việc thống nhất ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thoả thuận phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.
1. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
a) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;
b) Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan.
2. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
a) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận theo hướng gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp này;
b) Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh.
Điều 20. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận
Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận và cùng hành động dưới hình thức quy định tại
Thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất cùng hành động trong đấu thầu dưới một trong các hình thức sau đây:
1. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên trong thoả thuận thắng thầu.
2. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận gây khó khăn cho các bên không tham gia thoả thuận khi dự thầu bằng cách từ chối cung cấp nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác.
3. Các bên tham gia thoả thuận thống nhất đưa ra những mức giá không có tính cạnh tranh hoặc đặt mức giá cạnh tranh nhưng kèm theo những điều kiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận để xác định trước một hoặc nhiều bên sẽ thắng thầu.
4. Các bên tham gia thoả thuận xác định trước số lần mỗi bên được thắng thầu trong một khoảng thời gian nhất định.
5. Những hành vi khác bị pháp luật cấm.
Nghị định 116/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Cạnh tranh
- Số hiệu: 116/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/09/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 38 đến số 39
- Ngày hiệu lực: 10/10/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Xác định thị trường sản phẩm liên quan
- Điều 5. Xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt
- Điều 6. Xác định khả năng thay thế về cung
- Điều 7. Xác định thị trường địa lý liên quan
- Điều 8. Rào cản gia nhập thị trường
- Điều 9. Doanh thu, doanh số mua vào để xác định thị phần của doanh nghiệp
- Điều 10. Doanh thu, doanh số mua vào để xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết trực tiếp về tổ chức và tài chính
- Điều 11. Doanh thu để xác định thị phần của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 12. Doanh thu để xác định thị phần của tổ chức tín dụng
- Điều 13. Xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan
- Điều 14. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp
- Điều 15. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ
- Điều 16. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ
- Điều 17. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
- Điều 18. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
- Điều 19. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh
- Điều 20. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận
- Điều 21. Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ
- Điều 22. Cơ sở để xác định khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan
- Điều 23. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
- Điều 24. Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ
- Điều 25. Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ
- Điều 26. Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Điều 27. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng
- Điều 28. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng
- Điều 29. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh
- Điều 30. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
- Điều 31. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
- Điều 32. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền
- Điều 33. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng
- Điều 34. Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác
- Điều 35. Mua lại doanh nghiệp khác không bị coi là tập trung kinh tế
- Điều 36. Doanh nghiệp đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng bị phá sản
- Điều 37. Báo cáo tài chính trong hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính
- Điều 38. Trả lời thông báo tập trung kinh tế
- Điều 39. Báo cáo tài chính trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính
- Điều 40. Báo cáo giải trình trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 41. Trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 42. Nội dung chủ yếu của văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 43. Công khai quyết định cho hưởng miễn trừ
- Điều 44. Sai sót không bị coi là gian dối trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 45. Nội dung đơn khiếu nại trong hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh
- Điều 46. Yêu cầu bổ sung hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, trả lại hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, khiếu nại và giải quyết khiếu nại việc trả lại hồ sơ vụ việc cạnh tranh
- Điều 47. Thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh
- Điều 48. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh
- Điều 49. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thủ tục yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 50. Luật sư của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 51. Phí xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 52. Nguyên tắc thu, nộp và quản lý phí xử lý vụ việc cạnh tranh, lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 53. Mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh và nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 54. Xử lý tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 55. Trách nhiệm chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 56. Trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn nộp phí xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 57. Mức lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 58. Các chi phí tố tụng khác
- Điều 59. Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định
- Điều 60. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
- Điều 61. Xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định đã nộp
- Điều 62. Nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định
- Điều 63. Chi phí cho người làm chứng
- Điều 64. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư
- Điều 65. Nghĩa vụ cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, nghĩa vụ tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh
- Điều 66. Các văn bản tố tụng cạnh tranh phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo
- Điều 67. Người có trách nhiệm thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh
- Điều 68. Các phương thức cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh
- Điều 69. Thủ tục cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh trực tiếp cho cá nhân
- Điều 70. Thủ tục cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh trực tiếp cho cơ quan, tổ chức
- Điều 71. Thủ tục niêm yết công khai
- Điều 72. Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
- Điều 73. Thông báo kết quả việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thông báo kết quả việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh
- Điều 74. Quyền, nghĩa vụ chứng minh
- Điều 75. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
- Điều 76. Xác định chứng cứ
- Điều 77. Giao nộp chứng cứ
- Điều 78. Lấy lời khai của bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng
- Điều 79. Lấy lời khai của bên bị điều tra
- Điều 80. Trưng cầu giám định
- Điều 81. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
- Điều 82. Bảo quản chứng cứ
- Điều 83. Đánh giá chứng cứ
- Điều 84. Công bố và sử dụng chứng cứ
- Điều 85. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
- Điều 86. Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực
- Điều 87. Tái phạm trong cùng lĩnh vực
- Điều 88. Các biện pháp ngăn chặn hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 89. Nguyên tắc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 90. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
- Điều 91. Thẩm quyền tạm giữ người trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo thủ tục hành chính
- Điều 92. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- Điều 93. Khám người theo thủ tục hành chính
- Điều 94. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- Điều 95. Thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
- Điều 96. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
- Điều 97. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
- Điều 98. Thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp ngăn chặn hành chính
- Điều 99. Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
- Điều 100. Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính
- Điều 101. Yêu cầu chung đối với phiên điều trần
- Điều 102. Thay thế thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp đặc biệt
- Điều 103. Sự có mặt của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại phiên điều trần
- Điều 104. Tiến hành phiên điều trần để giải quyết vụ việc cạnh tranh trong trường hợp bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt
- Điều 105. Sự có mặt của luật sư
- Điều 106. Sự có mặt của người làm chứng
- Điều 107. Sự có mặt của người giám định
- Điều 108. Sự có mặt của người phiên dịch
- Điều 109. Sự có mặt của điều tra viên
- Điều 110. Thời hạn hoãn phiên điều trần và quyết định hoãn phiên điều trần
- Điều 111. Nội quy phiên điều trần
- Điều 112. Thủ tục ra quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tại phiên điều trần
- Điều 113. Biên bản phiên điều trần
- Điều 114. Chuẩn bị khai mạc phiên điều trần
- Điều 115. Khai mạc phiên điều trần
- Điều 116. Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
- Điều 117. Xem xét, quyết định hoãn phiên điều trần khi có người vắng mặt
- Điều 118. Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng
- Điều 119. Nghe giải trình của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 120. Thứ tự hỏi tại phiên điều trần
- Điều 121. Hỏi bên khiếu nại, bên bị điều tra, bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 122. Hỏi người làm chứng
- Điều 123. Hỏi người giám định
- Điều 124. Kết thúc việc hỏi tại phiên điều trần
- Điều 125. Trình tự phát biểu khi tranh luận
- Điều 126. Phát biểu khi tranh luận
- Điều 127. Trở lại việc hỏi
- Điều 128. Bên bị điều tra nói lời sau cùng
- Điều 129. Thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 130. Trở lại việc hỏi và tranh luận
- Điều 131. Nội dung của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 132. Tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 133. Sửa chữa, bổ sung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 134. Cấp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 135. Giải thích quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 136. Nguyên tắc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh
- Điều 137. Nội dung của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh