Điều 32 Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
1. Thành lập Hội đồng kỷ luật
Chủ sở hữu có thẩm quyền theo quy định tại
2. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật
a) Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo.
b) Người đại diện bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật và đề nghị xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền.
3. Tổ chức họp kiểm điểm người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật
Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành đối với các trường hợp có thành lập Hội đồng kỷ luật và không thành lập Hội đồng kỷ luật quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được tiến hành như sau:
a) Người đứng đầu hoặc cấp phó của cấp có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp;
b) Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm, giải trình các hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật. Bản kiểm điểm gửi đến cấp có thẩm quyền trước ít nhất 05 ngày làm việc, tính đến ngày họp kiểm điểm.
Trường hợp người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản tự kiểm điểm hoặc vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng, đến lần thứ 03 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu tiếp tục vắng mặt thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành;
c) Nội dung cuộc họp kiểm điểm: người bị kiểm điểm đọc bản tự kiểm điểm, các thành viên dự họp tham gia ý kiến, người chủ trì và các thành viên dự họp bỏ phiếu kín kiến nghị hình thức kỷ luật.
Nội dung cuộc họp kiểm điểm người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều này phải được lập thành biên bản. Biên bản cuộc họp kiểm điểm phải có kiến nghị hình thức kỷ luật đối với người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, biên bản cuộc họp kiểm điểm được gửi đến Chủ tịch Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc người có thẩm quyền xử lý kỷ luật trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét theo thẩm quyền.
Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
- Điều 6. Quy định về kiêm nhiệm đối với người đại diện
- Điều 7. Về số lượng người đại diện được giới thiệu để bầu giữ các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, để bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc
- Điều 8. Căn cứ đánh giá
- Điều 9. Thời điểm đánh giá
- Điều 10. Thẩm quyền đánh giá và trách nhiệm của người đánh giá
- Điều 11. Nội dung đánh giá
- Điều 12. Phân loại đánh giá
- Điều 13. Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Điều 14. Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
- Điều 15. Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
- Điều 16. Trình tự, thủ tục đánh giá
- Điều 17. Thời hạn và thời điểm để tính thời hạn làm đại diện
- Điều 18. Điều kiện người đại diện
- Điều 19. Quy trình cử người đại diện
- Điều 20. Cử lại người đại diện
- Điều 21. Hồ sơ cử, cử lại người đại diện
- Điều 24. Khen thưởng
- Điều 25. Nguyên tắc xử lý vi phạm
- Điều 26. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
- Điều 27. Hình thức kỷ luật
- Điều 28. Khiển trách
- Điều 29. Cảnh cáo
- Điều 30. Buộc thôi việc
- Điều 31. Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
- Điều 32. Hội đồng kỷ luật
- Điều 33. Thành phần Hội đồng kỷ luật
- Điều 34. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
- Điều 35. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
- Điều 36. Khiếu nại
- Điều 37. Hồ sơ kỷ luật
- Điều 38. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của người đại diện