Điều 25 Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
Điều 25. Nguyên tắc xử lý vi phạm
1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật. Nếu người đại diện có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp luật và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
3. Trường hợp người đại diện tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
a) Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới.
Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực thi hành kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
4. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và sự chủ động khắc phục hậu quả của người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
5. Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với người đại diện trong các trường hợp quy định tại
6. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của người đại diện trong quá trình xử lý kỷ luật.
Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
- Điều 6. Quy định về kiêm nhiệm đối với người đại diện
- Điều 7. Về số lượng người đại diện được giới thiệu để bầu giữ các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, để bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc
- Điều 8. Căn cứ đánh giá
- Điều 9. Thời điểm đánh giá
- Điều 10. Thẩm quyền đánh giá và trách nhiệm của người đánh giá
- Điều 11. Nội dung đánh giá
- Điều 12. Phân loại đánh giá
- Điều 13. Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Điều 14. Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
- Điều 15. Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
- Điều 16. Trình tự, thủ tục đánh giá
- Điều 17. Thời hạn và thời điểm để tính thời hạn làm đại diện
- Điều 18. Điều kiện người đại diện
- Điều 19. Quy trình cử người đại diện
- Điều 20. Cử lại người đại diện
- Điều 21. Hồ sơ cử, cử lại người đại diện
- Điều 24. Khen thưởng
- Điều 25. Nguyên tắc xử lý vi phạm
- Điều 26. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
- Điều 27. Hình thức kỷ luật
- Điều 28. Khiển trách
- Điều 29. Cảnh cáo
- Điều 30. Buộc thôi việc
- Điều 31. Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
- Điều 32. Hội đồng kỷ luật
- Điều 33. Thành phần Hội đồng kỷ luật
- Điều 34. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
- Điều 35. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
- Điều 36. Khiếu nại
- Điều 37. Hồ sơ kỷ luật
- Điều 38. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của người đại diện