Điều 2 Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
1. Người đại diện phần vốn nhà nước được bầu, bổ nhiệm giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) làm chủ sở hữu vốn đầu tư vào các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây gọi chung là tập đoàn, tổng công ty, công ty), bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị;
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên;
c) Thành viên Hội đồng quản trị;
d) Tổng giám đốc;
đ) Phó Tổng giám đốc;
e) Giám đốc;
g) Phó Giám đốc.
Người đại diện phần vốn nhà nước được quy định tại Khoản này gọi chung là người đại diện.
2. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
- Điều 6. Quy định về kiêm nhiệm đối với người đại diện
- Điều 7. Về số lượng người đại diện được giới thiệu để bầu giữ các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, để bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc
- Điều 8. Căn cứ đánh giá
- Điều 9. Thời điểm đánh giá
- Điều 10. Thẩm quyền đánh giá và trách nhiệm của người đánh giá
- Điều 11. Nội dung đánh giá
- Điều 12. Phân loại đánh giá
- Điều 13. Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Điều 14. Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
- Điều 15. Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
- Điều 16. Trình tự, thủ tục đánh giá
- Điều 17. Thời hạn và thời điểm để tính thời hạn làm đại diện
- Điều 18. Điều kiện người đại diện
- Điều 19. Quy trình cử người đại diện
- Điều 20. Cử lại người đại diện
- Điều 21. Hồ sơ cử, cử lại người đại diện
- Điều 24. Khen thưởng
- Điều 25. Nguyên tắc xử lý vi phạm
- Điều 26. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
- Điều 27. Hình thức kỷ luật
- Điều 28. Khiển trách
- Điều 29. Cảnh cáo
- Điều 30. Buộc thôi việc
- Điều 31. Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
- Điều 32. Hội đồng kỷ luật
- Điều 33. Thành phần Hội đồng kỷ luật
- Điều 34. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
- Điều 35. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
- Điều 36. Khiếu nại
- Điều 37. Hồ sơ kỷ luật
- Điều 38. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của người đại diện