Chương 6 Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
Chủ sở hữu quyết định bằng văn bản
1. Đề cử người đại diện gửi tập đoàn, tổng công ty, công ty để bầu; kiến nghị miễn nhiệm người đại diện giữ các chức danh: thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
2. Ủy quyền cho người đại diện tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông hoặc các cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên đúng quy định của pháp luật để bầu; kiến nghị miễn nhiệm người đại diện giữ các chức danh: thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
1. Người đại diện được thôi việc có một trong các trường hợp sau:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được chủ sở hữu đồng ý;
c) Theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
2. Người đại diện có nguyện vọng thôi việc thì phải có đơn gửi chủ sở hữu xem xét, quyết định. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được đơn, chủ sở hữu phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do được quy định tại Khoản 3 Điều này.
Trường hợp chưa được chủ sở hữu đồng ý, người đại diện tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc.
3. Không giải quyết thôi việc đối với người đại diện trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Người đại diện là nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp thôi việc theo nguyện vọng;
c) Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với tập đoàn, tổng công ty, công ty;
4. Trường hợp người đại diện có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ mà lý do không được chủ sở hữu chấp thuận thì được chủ sở hữu bố trí công tác khác hoặc giải quyết thôi việc theo quy định của pháp luật.
5. Người đại diện thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.
6. Kinh phí thực hiện chế độ thôi việc đối với người đại diện do tập đoàn, tổng công ty, công ty chi trả.
Người đại diện được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Thủ tục nghỉ hưu đối với người đại diện thực hiện theo quy định tại Điều 9, 10 và 11 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.
1. Việc lập, lưu giữ và quản lý hồ sơ cá nhân của người đại diện theo phân cấp quản lý và thực hiện như lưu giữ hồ sơ đối với công chức.
2. Hàng năm tập đoàn, tổng công ty, công ty thực hiện công tác thống kê, bổ sung hồ sơ của người đại diện như quy định đối với công chức để báo cáo chủ sở hữu.
Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
- Điều 6. Quy định về kiêm nhiệm đối với người đại diện
- Điều 7. Về số lượng người đại diện được giới thiệu để bầu giữ các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, để bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc
- Điều 8. Căn cứ đánh giá
- Điều 9. Thời điểm đánh giá
- Điều 10. Thẩm quyền đánh giá và trách nhiệm của người đánh giá
- Điều 11. Nội dung đánh giá
- Điều 12. Phân loại đánh giá
- Điều 13. Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Điều 14. Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
- Điều 15. Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
- Điều 16. Trình tự, thủ tục đánh giá
- Điều 17. Thời hạn và thời điểm để tính thời hạn làm đại diện
- Điều 18. Điều kiện người đại diện
- Điều 19. Quy trình cử người đại diện
- Điều 20. Cử lại người đại diện
- Điều 21. Hồ sơ cử, cử lại người đại diện
- Điều 24. Khen thưởng
- Điều 25. Nguyên tắc xử lý vi phạm
- Điều 26. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
- Điều 27. Hình thức kỷ luật
- Điều 28. Khiển trách
- Điều 29. Cảnh cáo
- Điều 30. Buộc thôi việc
- Điều 31. Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
- Điều 32. Hội đồng kỷ luật
- Điều 33. Thành phần Hội đồng kỷ luật
- Điều 34. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
- Điều 35. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
- Điều 36. Khiếu nại
- Điều 37. Hồ sơ kỷ luật
- Điều 38. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của người đại diện