Điều 4 Nghị định 104/2012/NĐ-CP quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
Điều 4. Nguyên tắc chung đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
1. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Nghị định này.
2. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa quốc gia có tàu và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam qua đường ngoại giao trước khi tàu đến Việt Nam.
3. Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phải thực hiện theo kế hoạch đã thỏa thuận, trường hợp có sự thay đổi, phát sinh phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
4. Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để vào cảng:
a) Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ;
b) Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu;
c) Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản;
d) Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam;
đ) Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm cho an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký;
e) Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định.
5. Tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của nước có tàu quân sự. Trường hợp tàu quân sự nước ngoài muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình, Thuyền trưởng/Trưởng đoàn phải xin phép và được Cảng vụ hàng hải hoặc cấp có thẩm quyền tại cảng biển, cảng quân sự nơi tàu neo đậu chấp thuận.
6. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam muốn di chuyển từ cảng biển này sang cảng biển khác của Việt Nam (chuyển cảng) phải ghi rõ tại Công hàm đề nghị và Tờ khai (Mẫu 1 hoặc Mẫu 2) và được Bộ Quốc phòng chấp thuận bằng văn bản.
Nghị định 104/2012/NĐ-CP quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc chung đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
- Điều 5. Các hoạt động tàu quân sự nước ngoài không được tiến hành khi đến Việt Nam
- Điều 6. Cấp giấy phép, kiểm tra, giám sát đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
- Điều 7. Nguyên tắc, thẩm quyền xử lý vi phạm đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
- Điều 8. Nguyên tắc xử lý tai nạn đâm va hàng hải liên quan đến tàu quân sự nước ngoài
- Điều 9. Thông báo tàu quân sự nước ngoài đến cảng biển và sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam
- Điều 10. Thủ tục cấp phép
- Điều 11. Thủ tục nhập cảnh
- Điều 12. Thủ tục xuất cảnh
- Điều 13. Thủ tục chuyển cảng
- Điều 14. Hoạt động tại cảng biển, cảng quân sự của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các chuyến thăm
- Điều 15. Đi bờ đối với các thành viên trên tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các chuyến thăm
- Điều 16. Cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân, phương tiện Việt Nam, nước ngoài thực hiện các hoạt động liên quan đến tàu quân sự nước ngoài
- Điều 17. Kiểm tra, giám sát; đảm bảo an ninh, an toàn đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
- Điều 20. Thủ tục cấp phép
- Điều 21. Thủ tục nhập cảnh
- Điều 22. Thủ tục xuất cảnh
- Điều 23. Thủ tục chuyển cảng
- Điều 24. Hoạt động của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa
- Điều 25. Đi bờ của các thành viên trên tàu; cấp giấy phép, kiểm tra, giám sát; đảm bảo an ninh, an toàn nơi tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa neo đậu
- Điều 26. Thủ tục cấp phép
- Điều 27. Hoạt động của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các hoạt động khác
- Điều 28. Thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng
- Điều 29. Cấp giấy phép
- Điều 30. Kiểm tra, giám sát
- Điều 31. Đi bờ đối với thành viên trên tàu
- Điều 32. Nội dung quản lý nhà nước đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
- Điều 33. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
- Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan
- Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh