Chương 1 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập,tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội
Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
Cơ sở trợ giúp xã hội gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập (sau đây gọi tắt là cơ sở).
1. Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội.
2. Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội.
Điều 3. Chính sách khuyến khích xã hội hóa
1. Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thành lập cơ sở trợ giúp xã hội để chăm sóc, trợ giúp đối tượng có nhu cầu trợ giúp xã hội trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và trụ sở của cơ sở
1. Cơ sở có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
2. Cơ sở có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, biểu tượng riêng (nếu có). Tên và biểu tượng của cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của cơ sở khác đã được đăng ký trước đó;
b) Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Trụ sở hoạt động của cơ sở phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ cụ thể.
Điều 5. Các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội
1. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.
2. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.
4. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.
6. Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.
7. Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập,tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội
- Số hiệu: 103/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/09/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 699 đến số 700
- Ngày hiệu lực: 01/11/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Chính sách khuyến khích xã hội hóa
- Điều 4. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và trụ sở của cơ sở
- Điều 5. Các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội
- Điều 6. Đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
- Điều 7. Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
- Điều 8. Quyền hạn của cơ sở trợ giúp xã hội
- Điều 9. Kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
- Điều 10. Quản lý tài chính, tài sản
- Điều 11. Thành lập, tổ chức lại và giải thể
- Điều 12. Hồ sơ thành lập
- Điều 13. Hồ sơ tổ chức lại, giải thể
- Điều 14. Quyền thành lập và quản lý cơ sở
- Điều 15. Hồ sơ đăng ký thành lập
- Điều 16. Quy chế hoạt động của cơ sở
- Điều 17. Đăng ký thành lập
- Điều 18. Điều kiện, nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập
- Điều 19. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở
- Điều 20. Đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập
- Điều 21. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập
- Điều 22. Giải thể
- Điều 26. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động
- Điều 27. Giấy phép hoạt động
- Điều 28. Thẩm quyền cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động
- Điều 29. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động
- Điều 30. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động
- Điều 31. Công bố hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập
- Điều 32. Tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động
- Điều 33. Trách nhiệm tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động
- Điều 34. Quy trình trợ giúp xã hội
- Điều 35. Tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở
- Điều 36. Tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng
- Điều 37. Tiêu chuẩn về giáo dục và học nghề
- Điều 38. Tiêu chuẩn về văn hóa, thể thao, thể dục và giải trí
- Điều 39. Các hành vi vi phạm
- Điều 40. Thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
- Điều 41. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
- Điều 42. Lập hồ sơ quản lý đối tượng tại cơ sở
- Điều 43. Thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội
- Điều 44. Điều kiện đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội
- Điều 45. Thẩm quyền đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội
- Điều 46. Hồ sơ đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội
- Điều 47. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội
- Điều 48. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội