Hệ thống pháp luật

Mục 3 Chương 2 Nghị định 103/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới

MỤC 3. KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA

Điều 12. Khai báo y tế đối với hàng hóa

Chủ hàng phải khai báo y tế đối với hàng hóa theo mẫu giấy quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này khi nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện.

Điều 13. Kiểm tra y tế đối với hàng hóa

1. Kiểm tra giấy khai báo y tế hàng hóa quy định tại Điều 12 Nghị định này.

2. Trường hợp hàng hóa xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm phải được kiểm tra thực tế như sau:

a) Đối chiếu nội dung khai báo với thực tế;

b) Đánh giá tình trạng vệ sinh chung.

3. Lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa có dấu hiệu mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, mang trung gian truyền bệnh;

b) Có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về hàng hóa có nguy cơ lây lan dịch bệnh.

4. Việc kiểm tra thực tế đối với hàng hóa phải hoàn thành trong thời gian tối đa là 01 giờ làm việc tính từ thời điểm hoàn thành xong việc kiểm tra khai báo y tế đối với hàng hóa đó.

Trường hợp hàng hóa bị kiểm tra thuộc diện phải xử lý y tế thì thực hiện việc xử lý y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp hàng hóa bị kiểm tra không thuộc diện phải xử lý y tế hoặc đã hết thời gian kiểm tra thực tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra y tế theo mẫu số 5 quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này và phải thông báo cho cơ quan phụ trách cửa khẩu để làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh cho hàng hóa đó.

Điều 14. Xử lý y tế đối với hàng hóa

1. Đối với hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A phải được xử lý y tế như sau:

a) Diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh;

b) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với hàng hóa không thể diệt được tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh, chi phí tiêu hủy hoặc tái xuất hàng hóa do chủ hàng chịu trách nhiệm chi trả; trường hợp tiêu hủy hàng hóa không xác định được chủ hàng thì tổ chức kiểm dịch y tế biên giới báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để được bố trí kinh phí tiêu hủy hàng hóa, khi chi phí tiêu hủy vượt quá khả năng cân đối ngân sách, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Tài chính xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương.

2. Cấp giấy chứng nhận xử lý y tế theo mẫu số 5 quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này sau khi hàng hóa đã diệt được các tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh.

3. Việc áp dụng các biện pháp xử lý y tế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải hoàn thành trong thời gian tối đa là 04 giờ làm việc kể từ thời điểm phát hiện ra hàng hóa phải xử lý y tế. Trước khi hết thời gian quy định 10 phút mà vẫn không hoàn thành xong việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ hàng. Thời gian gia hạn không được quá 04 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.

Nghị định 103/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới

  • Số hiệu: 103/2010/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 01/10/2010
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: 16/10/2010
  • Số công báo: Từ số 593 đến số 594
  • Ngày hiệu lực: 01/12/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH