Chương 2 Nghị định 103/1999/NĐ-CP về việc giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước
GIAO DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CHO TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 10. Điều kiện giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động
Tập thể người lao động trong doanh nghiệp được giao doanh nghiệp với các điều kiện sau :
1. Tập thể người lao động trong doanh nghiệp do Ban chấp hành Công đoàn đại diện hoặc người được Đại hội toàn thể công nhân viên chức trong doanh nghiệp bầu làm đại diện tự nguyện đăng ký nhận giao doanh nghiệp;
2. Cam kết đầu tư thêm để phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm tối thiểu từ 3 năm trở lên, đóng đầy đủ bảo hiểm cho người lao động trong doanh nghiệp (trừ những người tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động);
3. Kế thừa phần công nợ luân chuyển (trừ nợ khó đòi) của doanh nghiệp theo thỏa thuận giữa bên giao và bên nhận doanh nghiệp;
4. Cam kết không cho thuê, chuyển nhượng, tự giải thể doanh nghiệp trong thời hạn tối thiểu là 3 năm sau khi giao;
Điều 11. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và công nợ khi giao doanh nghiệp
Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, xác định số lượng và thực trạng toàn bộ tài sản; các khoản đầu tư dài hạn, ngắn hạn; tài sản thuê, mượn, giữ hộ, bán hộ, ký gửi, chiếm dụng, cho thuê, cho mượn; đối chiếu và phân loại các loại công nợ; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, danh sách người mắc nợ và số nợ phải thu, trong đó phân định rõ nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi; tiến hành phân loại tài sản và xử lý:
1. Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, ký gửi : doanh nghiệp trả cho chủ sở hữu, thanh lý hợp đồng hoặc tiếp tục thuê, mượn, nhận giữ hộ, ký gửi theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người có tài sản cho thuê, mượn, ký gửi.
2. Tài sản chiếm dụng : người giao doanh nghiệp quyết định ngay khi giao doanh nghiệp.
3. Các khoản nợ được xử lý theo nguyên tắc :
a) Nợ khó đòi được khoanh nợ, xác định rõ trách nhiệm để giải quyết theo quy định hiện hành;
b) Các khoản nợ phải thu, phải trả do người nhận giao kế thừa và xử lý. Trường hợp các khoản phải trả lớn hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp thì xóa nợ ngân sách; đối với nợ ngân hàng thì sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để hỗ trợ xử lý;
c) Các khoản nợ bảo hiểm xã hội đối với cơ quan bảo hiểm xã hội trước khi giao doanh nghiệp được trừ vào giá trị doanh nghiệp để thanh toán hoặc được trích từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
4. Các tài sản còn lại, sau khi thanh toán các chi phí cần thiết cho việc chuyển giao doanh nghiệp, được chuyển giao cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp sở hữu.
Điều 12. Trình tự, thủ tục giao doanh nghiệp
2. Tiến hành phân loại tài sản; xác định và phân loại công nợ; lập báo cáo tài chính; xử lý các vấn đề về tài sản, tài chính và công nợ theo các nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và công nợ nêu tại
4. Đại diện tập thể người lao động gửi hồ sơ xin nhận giao doanh nghiệp đến Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin nhận giao doanh nghiệp;
b) Phương án sản xuất kinh doanh;
c) Dự kiến loại hình tổ chức doanh nghiệp mới;
d) Những cam kết của tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
5. Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ xin nhận doanh nghiệp và ra quyết định giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động; quyết định này được gửi đến các cơ quan : Tài chính doanh nghiệp, thu thuế doanh nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thống kê nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương.
6. Tổ chức ký hợp đồng giao nhận doanh nghiệp giữa đại diện tập thể người lao động và người được Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền hoặc Tổng Giám đốc Tổng công ty 91. Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp nhà nước gồm các nội dung chính sau :
a) Tên, địa chỉ doanh nghiệp được giao cho tập thể người lao động;
b) Họ và tên, địa chỉ người đại diện cho tập thể người lao động;
c) Giá trị doanh nghiệp được giao, phương thức giao nhận;
d) Các cam kết của tập thể người lao động tại doanh nghiệp;
đ) Quyền và nghĩa vụ của tập thể người lao động nhận giao doanh nghiệp.
Kèm theo hợp đồng là bảng kê khai tài sản giao quy thành giá trị, danh sách tập thể lao động được giao doanh nghiệp.
7. Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp cùng Giám đốc doanh nghiệp tổ chức bàn giao doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt cho tập thể người lao động do Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp làm đại diện hoặc người do Hội nghị công nhân, viên chức bầu làm đại diện để tiếp nhận và quản lý, có sự chứng kiến của đại diện cấp quyết định giao doanh nghiệp và cơ quan tài chính doanh nghiệp.
8. Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thông báo công khai việc giao doanh nghiệp và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày sau khi có quyết định giao.
9. Đại diện tập thể người lao động tổ chức việc đăng ký kinh doanh theo loại hình Hợp tác xã hoặc Công ty cổ phần.
Điều 13. Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
1. Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tính bằng giá trị, sau khi giao thuộc sở hữu của tập thể người lao động và chia hết thành các cổ phần để giao cho những người lao động trong danh sách lương, có đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp đến thời điểm giao doanh nghiệp.
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp chuyển giao cho tập thể người lao động đăng ký kinh doanh theo loại hình Hợp tác xã hoặc Công ty cổ phần.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm :
a) Quyết định giao doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền;
b) Hợp đồng giao nhận và biên bản bàn giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp;
c) Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp;
d) Biên bản bầu Ban lãnh đạo doanh nghiệp;
đ) Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trước khi giao (nếu có).
2. Được chủ động sử dụng toàn bộ tài sản được giao, tổ chức sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
3. Được kế thừa quyền lợi của doanh nghiệp nhà nước theo thỏa thuận trong hợp đồng giao nhận doanh nghiệp; kế thừa các hợp đồng thuê đất, cung cấp điện, nước của doanh nghiệp cũ theo quy định của pháp luật. Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp sau khi giao thực hiện theo pháp luật về đất đai.
4. Được tạo điều kiện tổ chức việc đào tạo lại để giải quyết việc làm cho người lao động bằng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
6. Thực hiện những cam kết trong hợp đồng nhận giao doanh nghiệp và các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nghị định 103/1999/NĐ-CP về việc giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước
- Điều 1. Mục tiêu của việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê toàn bộ một doanh nghiệp nhà nước
- Điều 2. Phạm vi áp dụng
- Điều 3. Các từ ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau :
- Điều 4. Đối tượng được giao, mua, nhận khoán kinh doanh, thuê doanh nghiệp nhà nước
- Điều 5. Nguyên tắc trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 6. Sử dụng số tiền bán, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 7. Chi phí cho việc tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 8. Chuyển đổi giữa các hình thức giao, khoán kinh doanh, cho thuê, bán doanh nghiệp nhà nước
- Điều 9. Bảo hộ của Nhà nước
- Điều 10. Điều kiện giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động
- Điều 11. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và công nợ khi giao doanh nghiệp
- Điều 12. Trình tự, thủ tục giao doanh nghiệp
- Điều 13. Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
- Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao doanh nghiệp
- Điều 15. Thông báo quyết định phê duyệt bán và đăng ký mua doanh nghiệp
- Điều 16. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu
- Điều 17. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp
- Điều 18. Trách nhiệm của doanh nghiệp bán
- Điều 19. Nguyên tắc xử lý tài sản và tài chính doanh nghiệp trước khi bán
- Điều 20. Nguyên tắc xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp
- Điều 21. Giải quyết lao động và bộ máy quản lý doanh nghiệp bán
- Điều 22. Nguyên tắc xác định giá bán doanh nghiệp
- Điều 23. Phê duyệt phương án bán, giá bán, ký kết hợp đồng và ra quyết định bán doanh nghiệp nhà nước
- Điều 24. Thông báo quyết định bán và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
- Điều 25. Bàn giao doanh nghiệp
- Điều 26. Thanh toán tiền mua doanh nghiệp
- Điều 27. Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp sau khi bán
- Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của người mua doanh nghiệp
- Điều 29. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng
- Điều 30. Nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh
- Điều 31. Tổ chức trao đổi, thỏa thuận nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán
- Điều 32. Hợp đồng khoán kinh doanh
- Điều 33. Quyền và trách nhiệm của người nhận khoán
- Điều 34. Quyền và trách nhiệm của người quyết định khoán kinh doanh
- Điều 35. Các hình thức thuê doanh nghiệp
- Điều 36. Tổ chức cho thuê doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu
- Điều 37. Tổ chức cho thuê doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp
- Điều 38. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê
- Điều 39. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính của doanh nghiệp khi cho thuê
- Điều 40. Giải quyết lao động khi thuê doanh nghiệp
- Điều 41. Nguyên tắc xác định giá thuê doanh nghiệp
- Điều 42. Quyết định cho thuê doanh nghiệp nhà nước
- Điều 43. Hợp đồng thuê doanh nghiệp
- Điều 44. Thông báo quyết định cho thuê doanh nghiệp nhà nước
- Điều 45. Bàn giao doanh nghiệp
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của người thuê doanh nghiệp
- Điều 47. Quyền và trách nhiệm của người quyết định cho thuê doanh nghiệp và người ký hợp đồng cho thuê doanh nghiệp
- Điều 48. Kết thúc hợp đồng thuê doanh nghiệp
- Điều 49. Ưu đãi đối với doanh nghiệp giao, bán, cho thuê
- Điều 50. Ưu đãi đối với người mua là tập thể lao động trong doanh nghiệp
- Điều 51. Ưu đãi đối với người mua không phải là tập thể người lao động
- Điều 52. Ưu đãi đối với người mua trả tiền ngay
- Điều 53. Chính sách đối với người lao động ra khỏi doanh nghiệp
- Điều 54. Thẩm quyền lựa chọn và quyết định áp dụng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 55. Trách nhiệm tổ chức việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước
- Điều 56. Nhiệm vụ của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91 trong tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 57. Trách nhiệm của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91
- Điều 58. Thẩm quyền phê duyệt phương án giao, bán, khoán kinh doanh cho thuê doanh nghiệp
- Điều 59. Thẩm quyền ký kết hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 60. Trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi thực hiện hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 61. Công bố và đăng ký nhận mua, khoán kinh doanh, thuê doanh nghiệp