Điều 52 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của Thừa phát lại
1. Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện kịp thời, đúng nội dung quyết định thi hành án được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Mời đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án;
c) Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại;
d) Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án.
2. Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại không được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 66, Điều 71, Điều 72 của Luật Thi hành án dân sự;
b) Sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 9 Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
c) Xử phạt vi phạm hành chính;
d) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án theo quy định tại Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự;
đ) Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự;
e) Các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69 và khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự.
Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
- Số hiệu: 08/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/01/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 81 đến số 82
- Ngày hiệu lực: 24/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Công việc Thừa phát lại được làm
- Điều 4. Những việc Thừa phát lại không được làm
- Điều 5. Phối hợp của cá nhân, cơ quan, tổ chức với Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 6. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại
- Điều 7. Đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại và công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài
- Điều 8. Tập sự hành nghề Thừa phát lại
- Điều 9. Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại
- Điều 10. Bổ nhiệm Thừa phát lại
- Điều 11. Những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại
- Điều 12. Tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại
- Điều 13. Miễn nhiệm Thừa phát lại
- Điều 14. Bổ nhiệm lại Thừa phát lại
- Điều 15. Đăng ký hành nghề và cấp, thu hồi, cấp lại Thẻ Thừa phát lại
- Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại
- Điều 17. Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 20. Chế độ thông tin, báo cáo
- Điều 21. Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 22. Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 23. Thông báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 24. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 25. Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 26. Chuyển đổi loại hình Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 27. Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 28. Chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 29. Tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 30. Chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 31. Thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 32. Thẩm quyền, phạm vi tống đạt của Thừa phát lại
- Điều 33. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 34. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
- Điều 35. Thông báo kết quả tống đạt
- Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
- Điều 37. Các trường hợp không được lập vi bằng
- Điều 38. Thỏa thuận về việc lập vi bằng
- Điều 39. Thủ tục lập vi bằng
- Điều 40. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng
- Điều 41. Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng
- Điều 42. Cấp bản sao vi bằng
- Điều 43. Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 44. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 45. Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 46. Từ chối cung cấp thông tin
- Điều 47. Bảo mật thông tin xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 48. Sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 49. Ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 50. Phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 51. Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại
- Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của Thừa phát lại
- Điều 53. Quyền yêu cầu thi hành án
- Điều 54. Thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án
- Điều 55. Quyết định thi hành án
- Điều 56. Thủ tục chung về thi hành án của Thừa phát lại
- Điều 57. Chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại
- Điều 58. Hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc thi hành án
- Điều 59. Thanh toán tiền thi hành án
- Điều 60. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thi hành án
- Điều 61. Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại
- Điều 62. Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 63. Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
- Điều 64. Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 65. Chi phí thi hành án dân sự