Điều 28 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
Điều 28. Chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại có thể được chuyển nhượng cho các Thừa phát lại khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng Thừa phát lại chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động được ít nhất 02 năm, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Thừa phát lại đã chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại không được phép thành lập, tham gia thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày chuyển nhượng, nhưng được phép hành nghề Thừa phát lại theo chế độ hợp đồng lao động.
2. Thừa phát lại nhận chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Cam kết hành nghề ít nhất 02 năm tại Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng, kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng;
b) Cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ các công việc theo hợp đồng, thỏa thuận giữa Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng với người yêu cầu, các cơ quan theo quy định của Nghị định này;
c) Không thuộc trường hợp đang bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại quy định tại
3. Văn phòng Thừa phát lại có nhu cầu chuyển nhượng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
c) Biên bản kiểm kê hồ sơ nghiệp vụ của Văn phòng được chuyển nhượng;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại của các Thừa phát lại nhận chuyển nhượng để đối chiếu;
đ) Bản chính Quyết định cho phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được chuyển nhượng;
e) Bản kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất đã được kiểm toán của Văn phòng được chuyển nhượng;
g) Văn bản cam kết nội dung quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép chuyển nhượng, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động được lập thành 01 bộ bao gồm: Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại; giấy tờ chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với việc chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại; giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại được chuyển nhượng (trong trường hợp thay đổi trụ sở) và hồ sơ đăng ký hành nghề của các Thừa phát lại theo quy định tại
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quy định tại
6. Trong thời gian làm thủ tục chuyển nhượng, Văn phòng Thừa phát lại được chuyển nhượng tiếp tục hoạt động cho đến khi được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
- Số hiệu: 08/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/01/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 81 đến số 82
- Ngày hiệu lực: 24/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Công việc Thừa phát lại được làm
- Điều 4. Những việc Thừa phát lại không được làm
- Điều 5. Phối hợp của cá nhân, cơ quan, tổ chức với Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 6. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại
- Điều 7. Đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại và công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài
- Điều 8. Tập sự hành nghề Thừa phát lại
- Điều 9. Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại
- Điều 10. Bổ nhiệm Thừa phát lại
- Điều 11. Những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại
- Điều 12. Tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại
- Điều 13. Miễn nhiệm Thừa phát lại
- Điều 14. Bổ nhiệm lại Thừa phát lại
- Điều 15. Đăng ký hành nghề và cấp, thu hồi, cấp lại Thẻ Thừa phát lại
- Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại
- Điều 17. Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 20. Chế độ thông tin, báo cáo
- Điều 21. Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 22. Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 23. Thông báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 24. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 25. Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 26. Chuyển đổi loại hình Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 27. Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 28. Chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 29. Tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 30. Chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 31. Thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 32. Thẩm quyền, phạm vi tống đạt của Thừa phát lại
- Điều 33. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 34. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
- Điều 35. Thông báo kết quả tống đạt
- Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
- Điều 37. Các trường hợp không được lập vi bằng
- Điều 38. Thỏa thuận về việc lập vi bằng
- Điều 39. Thủ tục lập vi bằng
- Điều 40. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng
- Điều 41. Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng
- Điều 42. Cấp bản sao vi bằng
- Điều 43. Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 44. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 45. Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 46. Từ chối cung cấp thông tin
- Điều 47. Bảo mật thông tin xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 48. Sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 49. Ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 50. Phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 51. Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại
- Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của Thừa phát lại
- Điều 53. Quyền yêu cầu thi hành án
- Điều 54. Thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án
- Điều 55. Quyết định thi hành án
- Điều 56. Thủ tục chung về thi hành án của Thừa phát lại
- Điều 57. Chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại
- Điều 58. Hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc thi hành án
- Điều 59. Thanh toán tiền thi hành án
- Điều 60. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thi hành án
- Điều 61. Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại
- Điều 62. Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 63. Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
- Điều 64. Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 65. Chi phí thi hành án dân sự