Điều 15 Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
Điều 15. Hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay
Ngoài hồ sơ đã gửi theo quy định tại
1. Văn bản yêu cầu khoản vay có bảo lãnh chính phủ của người cho vay gửi người vay (bản chính).
2. Văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kèm theo đề xuất Ngân hàng phục vụ cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh (bản chính).
3. Các văn bản theo quy định tại Điều 13 nếu có bất kỳ điều chỉnh nào so với văn bản đã nộp trước đây.
4. Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp chỉ nộp cho Bộ Tài chính Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi khi thẩm định chủ trương cấp bảo lãnh) (bản sao có chứng thực).
5. Văn bản phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực).
6. Đề án vay (bản chính) là đề án được cập nhật ít nhất 06 tháng trước khi nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ theo các nội dung nêu tại
a) Tóm tắt các điều kiện của khoản vay đề nghị cấp bảo lãnh và các khoản vay khác (nếu có).
b) Kế hoạch rút vốn tổng thể theo quý của khoản vay.
7. Văn bản phê duyệt đề án vay được Chính phủ bảo lãnh của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại tổ chức đó nếu là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, ngân hàng chính sách có từ 50% vốn góp của Nhà nước trở lên (bản chính).
8. Dự thảo thỏa thuận vay cuối cùng đã được các bên ký tắt hoặc thỏa thuận vay đã được ký kết, có quy định về yêu cầu bảo lãnh chính phủ (bản sao có chứng thực).
9. Báo cáo tài chính 03 năm liền kề gần nhất với thời điểm gửi hồ sơ thẩm định cấp bảo lãnh đã được kiểm toán theo quy định tại
10. Báo cáo chi tiết của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình tín dụng của Người vay (bản chính).
11. Văn bản cam kết theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này (bản chính) kèm theo xác nhận của đại diện có thẩm quyền của công ty mẹ hoặc tổ chức, cá nhân góp vốn từ 65% vốn điều lệ trở lên về việc đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp Người được bảo lãnh gặp khó khăn trong việc trả nợ.
12. Văn bản cam kết của các tổ chức và cá nhân sở hữu cổ phần hoặc vốn góp từ 5% vốn điều lệ thực góp trở lên về việc cùng nhau nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ thực góp trong suốt thời gian bảo lãnh có hiệu lực, kèm theo danh sách các cổ đông, cá nhân nói trên (đối với công ty cổ phần).
13. Các thông tin bổ sung nếu phát sinh trong quá trình thẩm định cấp bảo lãnh cho khoản vay đầu tư dự án (thiết kế cơ sở được duyệt, Hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thuyết minh về công nghệ, thiết bị của dự án đầu tư).
14. Kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm theo hồ sơ chứng minh năng lực thu xếp vốn chủ sở hữu (nếu có).
Người vay có trách nhiệm gửi cho Bộ Tài chính đầy đủ hồ sơ nêu tại Điều 13 và tài liệu nêu tại Điều này trước khi thẩm định cấp bảo lãnh.
Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
- Số hiệu: 04/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/01/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 121 đến số 122
- Ngày hiệu lực: 01/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức văn bản bảo lãnh
- Điều 5. Đối tượng, chương trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 6. Xây dựng kế hoạch đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ trung hạn
- Điều 7. Xây dựng kế hoạch cấp bảo lãnh chính phủ hàng năm
- Điều 8. Hạn mức bảo lãnh chính phủ
- Điều 9. Điều kiện cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 10. Mức bảo lãnh chính phủ
- Điều 11. Thư bảo lãnh
- Điều 12. Phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 13. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 14. Trình tự, thủ tục xem xét, phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 15. Hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay
- Điều 16. Thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay
- Điều 17. Quyết định cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay
- Điều 18. Cấp Thư bảo lãnh đối với khoản vay
- Điều 19. Thủ tục có liên quan đến hiệu lực của khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh
- Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu
- Điều 21. Thẩm định và cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 22. Cấp Thư bảo lãnh đối với khoản phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế
- Điều 23. Thủ tục có liên quan đến hiệu lực của khoản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh
- Điều 24. Ngân hàng phục vụ
- Điều 25. Tài khoản Dự án
- Điều 26. Quy định về rút vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
- Điều 27. Quy định về quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu và các khoản vốn khác đã tiếp nhận
- Điều 28. Điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh
- Điều 29. Phí bảo lãnh chính phủ
- Điều 30. Thu, nộp phí bảo lãnh chính phủ
- Điều 31. Sử dụng phí bảo lãnh chính phủ
- Điều 32. Tài sản thế chấp cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu
- Điều 33. Quản lý việc thế chấp tài sản
- Điều 34. Xử lý tài sản thế chấp
- Điều 35. Hủy bỏ và chấm dứt thế chấp tài sản
- Điều 36. Chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay, khoản phát hành trái phiếu
- Điều 37. Chuyển nhượng, chuyển giao cổ phần, vốn góp
- Điều 38. Chuyển nhượng, chuyển giao dự án, tài sản sau đầu tư
- Điều 43. Đảm bảo trả nợ vay, nợ trái phiếu của Người được bảo lãnh
- Điều 44. Vay bắt buộc Quỹ Tích lũy trả nợ
- Điều 45. Điều kiện của khoản vay bắt buộc từ Quỹ Tích lũy trả nợ
- Điều 46. Thực hiện nghĩa vụ của Người bảo lãnh
- Điều 47. Xử lý nguồn Quỹ Tích lũy trả nợ để thực hiện nghĩa vụ của Người bảo lãnh
- Điều 48. Xử lý vi phạm của Người được bảo lãnh
- Điều 49. Bộ Tài chính
- Điều 50. Bộ Tư pháp
- Điều 51. Bộ Ngoại giao
- Điều 52. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 53. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý ngành
- Điều 54. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố