Khoản 14 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
14. “Tổ chức bảo lãnh chính hoặc quản lý sổ chính” là một hoặc một nhóm các tổ chức tài chính có uy tín trên thị trường được chủ thể phát hành lựa chọn để thực hiện giao dịch và có vai trò chủ yếu trong việc phân phối trái phiếu. Tổ chức bảo lãnh chính hoặc quản lý sổ chính có vai trò tư vấn cơ cấu phát hành tối ưu, đưa ra mức giá tham khảo, thời gian phát hành thích hợp, phối hợp với tất cả các bên liên quan để tạo động lực tốt cho giao dịch.
16. “Người vay lại” là doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký thỏa thuận vay lại và nhận nợ với cơ quan cho vay lại để sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu của Chính phủ theo cơ chế cho vay lại.
17. “Phát hành trái phiếu” là việc chủ thể phát hành bán trái phiếu cho các đối tượng mua trái phiếu.
18. “Tổ chức bảo lãnh phát hành” là tổ chức cam kết với chủ thể phát hành thực hiện các thủ tục về phát hành trái phiếu, nhận mua một phần hay toàn bộ trái phiếu của chủ thể phát hành để bán lại, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa được phân phối hết.
19. “Tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm” là các tổ chức có chức năng đánh giá và xếp hạng hệ số tín nhiệm cho quốc gia, doanh nghiệp.
20. “Tư vấn pháp lý trong nước” là công ty luật có hiện diện thương mại tại Việt
21. “Tư vấn pháp lý quốc tế” là công ty luật được lựa chọn làm tư vấn cho chủ thể phát hành hoặc tổ chức (tổ hợp) bảo lãnh phát hành về các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật áp dụng tại thị trường phát hành trái phiếu, soạn thảo báo cáo bạch và ý kiến pháp lý cho đợt phát hành trái phiếu.
22. “Tổ hợp bảo lãnh phát hành” là tập hợp các tổ chức bảo lãnh phát hành được chủ thể phát hành lựa chọn tham gia quá trình phát hành trái phiếu. Tổ hợp này có thể được chia thành nhiều cấp tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng đợt phát hành:
a) Cấp một gồm tổ chức bảo lãnh chính hoặc quản lý sổ chính có vai trò chủ yếu trong việc phân phối trái phiếu; phối hợp với chủ thể phát hành nâng cao hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp và tiếp tục hỗ trợ về thanh khoản sau phát hành;
b) Cấp hai gồm tổ chức quản lý chính hoặc đồng quản lý chính có vai trò hạn chế hơn trong việc phân bổ khối lượng bán trái phiếu;
c) Cấp ba gồm tổ chức quản lý hoặc đồng quản lý có vai trò thấp nhất trong tổ hợp bảo lãnh phát hành.
23. “Ý kiến pháp lý” là văn bản pháp lý do Bộ Tư pháp, tư vấn pháp lý trong nước hoặc tư vấn pháp lý quốc tế phát hành phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế về căn cứ pháp luật của các giao dịch liên quan tới phát hành, thanh toán trái phiếu được thực hiện trên cơ sở pháp luật Việt Nam, các điều ước, các thỏa thuận quốc tế, các hợp đồng có yếu tố nước ngoài và các văn bản pháp lý khác.
Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chủ thể phát hành trái phiếu
- Điều 4. Mục đích phát hành trái phiếu
- Điều 5. Nguyên tắc phát hành trái phiếu
- Điều 6. Các điều kiện và điều khoản của trái phiếu
- Điều 7. Đối tượng mua trái phiếu
- Điều 8. Quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu
- Điều 9. Lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu
- Điều 10. Các loại trái phiếu Chính phủ
- Điều 11. Phương thức phát hành trái phiếu
- Điều 12. Đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu
- Điều 13. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 14. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 15. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 16. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 17. Đề án phát hành trái phiếu
- Điều 18. Thẩm định và cấp bảo lãnh Chính phủ
- Điều 19. Phương thức phát hành trái phiếu
- Điều 20. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 21. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 22. Bảo lãnh thanh toán
- Điều 23. Thanh toán trái phiếu
- Điều 24. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 25. Đề án phát hành trái phiếu
- Điều 26. Thẩm định đề án phát hành trái phiếu
- Điều 27. Phương thức phát hành trái phiếu
- Điều 28. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 29. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 30. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 31. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 32. Đề án phát hành trái phiếu
- Điều 33. Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu
- Điều 34. Hồ sơ phát hành trái phiếu
- Điều 35. Trình tự phát hành trái phiếu
- Điều 36. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 37. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 38. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 39. Cập nhật thông tin
- Điều 40. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 41. Đề án phát hành trái phiếu
- Điều 42. Thẩm định và cấp bảo lãnh Chính phủ
- Điều 43. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 44. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 45. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 46. Bộ Tài chính
- Điều 47. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 48. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 49. Bộ Tư pháp
- Điều 50. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 51. Các doanh nghiệp vay lại nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ
- Điều 52. Các chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
- Điều 53. Các Bộ, ngành có liên quan
- Điều 54. Chế độ thông tin báo cáo
- Điều 55. Xử lý vi phạm