Chương 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TRONG NƯỚC
Điều 10. Các loại trái phiếu Chính phủ
1. Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần và đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam. Các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính quyết định tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá 52 tuần.
2. Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên và đồng tiền phát hành là đồng tiền Việt
3. Công trái xây dựng Tổ quốc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam và được phát hành nhằm huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.
Điều 11. Phương thức phát hành trái phiếu
2. Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo các phương thức sau:
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ.
Điều 12. Đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu
1. Đối tượng tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc.
a) Đối tượng tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính và các định chế tài chính khác.
b) Trường hợp các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này không mua hết khối lượng tín phiếu kho bạc của đợt phát hành thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quyền mua một phần hoặc toàn bộ khối lượng tín phiếu còn lại phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính.
2. Đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu kho bạc và công trái xây dựng tổ quốc là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các định chế tài chính khác.
3. Đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xem xét và công nhận là thành viên của hệ thống các nhà tạo lập thị trường trái phiếu nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Điều 13. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
1. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán trái phiếu do ngân sách trung ương chi trả.
2. Mức phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành, thanh toán trái phiếu thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ thể phát hành và tổ chức cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc thị trường, minh bạch. Bộ Tài chính hướng dẫn khung phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và thanh toán trái phiếu.
Điều 14. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu Chính phủ đều phải tập trung vào ngân sách trung ương để sử dụng theo đúng mục đích phát hành, quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
Điều 15. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
1. Ngân sách trung ương bảo đảm nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn.
2. Bộ Tài chính tổ chức thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn.
MỤC 2. TRÁI PHIẾU ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
Điều 16. Điều kiện phát hành trái phiếu
1. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Phát hành trái phiếu để đầu tư vào các chương trình, dự án theo quy định tại các
b) Các chương trình, dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý nợ công;
d) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp;
đ) Có đề án phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;
e) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
2. Các ngân hàng chính sách của nhà nước, tổ chức tài chính, tín dụng phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Phát hành trái phiếu để thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước theo quyết định phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;
b) Có đề án phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;
c) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Điều 17. Đề án phát hành trái phiếu
1. Đề án phát hành trái phiếu quy định tại
a) Thông tin chung về ngành nghề kinh doanh và tình hình tài chính của chủ thể phát hành;
b) Nội dung và phương án tài chính của chương trình, dự án sử dụng vốn phát hành trái phiếu;
c) Dự kiến khối lượng, kỳ hạn, lãi suất, phương thức phát hành trái phiếu;
d) Dự kiến kế hoạch phát hành trái phiếu và kế hoạch triển khai, giải ngân của chương trình, dự án;
đ) Phương án sử dụng và quản lý nguồn vốn phát hành trái phiếu;
e) Phương án bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
g) Các cam kết của chủ thể phát hành đối với đối tượng mua trái phiếu.
2. Đề án phát hành trái phiếu quy định tại
a) Chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Phương án huy động các nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước, trong đó có nguồn vốn phát hành trái phiếu;
c) Dự kiến khối lượng, kỳ hạn, lãi suất, phương thức phát hành trái phiếu;
d) Dự kiến kế hoạch phát hành trái phiếu và kế hoạch triển khai, giải ngân của chương trình;
đ) Phương án sử dụng và quản lý nguồn vốn phát hành trái phiếu;
e) Phương án bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
g) Các cam kết của chủ thể phát hành đối với đối tượng mua trái phiếu.
3. Đề án phát hành trái phiếu phải được đại diện chủ sở hữu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản lý của doanh nghiệp, tổ chức tài chính tín dụng, ngân hàng chính sách của nhà nước phê duyệt bằng văn bản theo quy định tại điều lệ tổ chức, hoạt động của chủ thể phát hành.
Điều 18. Thẩm định và cấp bảo lãnh Chính phủ
1. Chủ thể phát hành trái phiếu gửi Bộ Tài chính hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ để thẩm định. Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh bao gồm đề án phát hành trái phiếu quy định tại
2. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh, các quy định của Nghị định này, pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, Bộ Tài chính thẩm định đề án phát hành trái phiếu và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ.
Đối với trường hợp tái cơ cấu nợ của các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, đề án phát hành trái phiếu để tái cơ cấu nợ phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng văn bản và chấp thuận chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ.
Đối với các chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước, Bộ Tài chính thẩm định đề án phát hành trái phiếu trong quá trình xây dựng kế hoạch nguồn vốn thực hiện chương trình để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về phạm vi, đối tượng của chương trình tín dụng có mục tiêu và tổng nguồn vốn thực hiện, trong đó bao gồm hạn mức nguồn huy động từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thẩm định và cấp bảo lãnh đối với phát hành được Chính phủ bảo lãnh.
Điều 19. Phương thức phát hành trái phiếu
1. Đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo quy định tại
2. Đối với các ngân hàng chính sách của nhà nước phát hành trái phiếu theo quy định tại
a) Đấu thầu phát hành trái phiếu;
b) Đại lý phát hành trái phiếu.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương thức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về chứng khoán.
Điều 20. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
1. Chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi phát hành, phí bảo lãnh Chính phủ do chủ thể phát hành chi trả và được tính vào giá trị của dự án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu hoặc chi phí hoạt động của chủ thể phát hành tùy theo mục đích sử dụng.
Điều 21. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
1. Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu phải được sử dụng theo đúng đề án phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại
2. Chủ thể phát hành chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn phát hành trái phiếu, bảo đảm thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Mức bảo lãnh thanh toán tối đa là một trăm phần trăm (100%) giá trị gốc, lãi trái phiếu phát hành theo đề án phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại
Điều 23. Thanh toán trái phiếu
1. Chủ thể phát hành có trách nhiệm thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn bằng các nguồn vốn hợp pháp của mình.
2. Trường hợp chủ thể phát hành không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi phát hành khi đến hạn, Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán của chủ thể phát hành trong phạm vi mức bảo lãnh Chính phủ đã cấp. Chủ thể phát hành có trách nhiệm báo cáo, nhận nợ và thanh toán lại cho Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý trái phiếu Chính phủ.
MỤC 3. TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Điều 24. Điều kiện phát hành trái phiếu
1. Phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch năm (05) năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; hoặc các dự án được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định có khả năng hoàn vốn. Các dự án này phải hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Có đề án phát hành trái phiếu đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua và Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản.
3. Tổng số vốn huy động tối đa bằng phát hành trái phiếu phải nằm trong hạn mức dư nợ từ nguồn vốn huy động hàng năm của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Đối với các dự án được xác định là có khả năng hoàn vốn, tổng giá trị vốn vay, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu, để đầu tư vào một dự án không vượt quá tám mươi phần trăm (80%) tổng mức đầu tư của dự án đó.
Điều 25. Đề án phát hành trái phiếu
1. Đề án phát hành trái phiếu quy định tại
a) Mục đích phát hành trái phiếu và các thông tin về dự án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu;
b) Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của dự án và nhu cầu vốn từ phát hành trái phiếu;
c) Dự kiến khối lượng, kỳ hạn, lãi suất, phương thức và kế hoạch phát hành trái phiếu;
d) Phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
đ) Các cam kết của chủ thể phát hành đối với đối tượng mua trái phiếu.
2. Đề án phát hành trái phiếu phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản.
Điều 26. Thẩm định đề án phát hành trái phiếu
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính hồ sơ phát hành trái phiếu để thẩm định. Hồ sơ phát hành trái phiếu bao gồm đề án phát hành trái phiếu quy định tại
Điều 27. Phương thức phát hành trái phiếu
1. Trái phiếu được phát hành theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh hoặc đại lý phát hành trái phiếu.
2. Đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh hoặc đại lý phát hành trái phiếu được thực hiện theo quy định tại
Điều 28. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
1. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu do ngân sách địa phương chi trả.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn khung phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và thanh toán trái phiếu.
Điều 29. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu phải được sử dụng theo đúng đề án phát hành trái phiếu đã được Bộ Tài chính chấp thuận và theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công.
Điều 30. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức và thực hiện thanh toán đầy đủ gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn.
2. Nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh và nguồn thu từ các dự án đầu tư có khả năng hoàn vốn tại địa phương.
Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
- Số hiệu: 01/2011/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/01/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 59 đến số 60
- Ngày hiệu lực: 20/02/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chủ thể phát hành trái phiếu
- Điều 4. Mục đích phát hành trái phiếu
- Điều 5. Nguyên tắc phát hành trái phiếu
- Điều 6. Các điều kiện và điều khoản của trái phiếu
- Điều 7. Đối tượng mua trái phiếu
- Điều 8. Quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu
- Điều 9. Lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu
- Điều 10. Các loại trái phiếu Chính phủ
- Điều 11. Phương thức phát hành trái phiếu
- Điều 12. Đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu
- Điều 13. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 14. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 15. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 16. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 17. Đề án phát hành trái phiếu
- Điều 18. Thẩm định và cấp bảo lãnh Chính phủ
- Điều 19. Phương thức phát hành trái phiếu
- Điều 20. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 21. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 22. Bảo lãnh thanh toán
- Điều 23. Thanh toán trái phiếu
- Điều 24. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 25. Đề án phát hành trái phiếu
- Điều 26. Thẩm định đề án phát hành trái phiếu
- Điều 27. Phương thức phát hành trái phiếu
- Điều 28. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 29. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 30. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 31. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 32. Đề án phát hành trái phiếu
- Điều 33. Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu
- Điều 34. Hồ sơ phát hành trái phiếu
- Điều 35. Trình tự phát hành trái phiếu
- Điều 36. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 37. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 38. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 39. Cập nhật thông tin
- Điều 40. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 41. Đề án phát hành trái phiếu
- Điều 42. Thẩm định và cấp bảo lãnh Chính phủ
- Điều 43. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 44. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 45. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 46. Bộ Tài chính
- Điều 47. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 48. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 49. Bộ Tư pháp
- Điều 50. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 51. Các doanh nghiệp vay lại nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ
- Điều 52. Các chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
- Điều 53. Các Bộ, ngành có liên quan
- Điều 54. Chế độ thông tin báo cáo
- Điều 55. Xử lý vi phạm