Mục 1 Chương 3 Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
Điều 31. Điều kiện phát hành trái phiếu
1. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Quản lý nợ công.
2. Có đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ phê duyệt.
3. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công trong trường hợp phát hành trái phiếu để cơ cấu lại danh mục nợ.
4. Giá trị phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của Chính phủ hàng năm và phù hợp với chiến lược quản lý nợ công, chương trình quản lý nợ trung hạn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 32. Đề án phát hành trái phiếu
1. Bộ Tài chính chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu trình Chính phủ phê duyệt cho từng đợt phát hành.
2. Đề án phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành và sử dụng vốn phát hành trái phiếu;
b) Các căn cứ pháp lý để phát hành trái phiếu, bao gồm quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền và các căn cứ pháp lý khác theo quy định hiện hành của pháp luật;
c) Dự kiến khối lượng, cơ cấu, loại tiền tệ phát hành, kỳ hạn trái phiếu, thị trường, thời gian và phương thức phát hành trái phiếu;
d) Điều kiện thị trường và dự kiến lãi suất trái phiếu;
đ) Dự kiến phương thức lựa chọn tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế, các đại lý liên quan và kế hoạch tổ chức phát hành trái phiếu;
e) Dự kiến các chi phí liên quan đến phát hành trái phiếu;
g) Phương án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu, xử lý các rủi ro, phương án thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
h) Đánh giá, phân tích các rủi ro, những khó khăn có thể phát sinh trong quá trình phát hành trái phiếu và đề xuất biện pháp khắc phục.
Điều 33. Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu
1. Chính phủ phê duyệt đề án phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành và sử dụng vốn phát hành trái phiếu;
b) Loại tiền tệ, khối lượng, kỳ hạn và phương thức phát hành trái phiếu;
c) Thời điểm dự kiến phát hành trái phiếu;
d) Thị trường được lựa chọn làm nơi phát hành trái phiếu;
đ) Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.
2. Hình thức phê duyệt là Nghị quyết của Chính phủ.
Điều 34. Hồ sơ phát hành trái phiếu
1. Hồ sơ phát hành trái phiếu là các tài liệu pháp lý do Bộ Tài chính phối hợp cùng với tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế và các cơ quan liên quan chuẩn bị theo quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp áp dụng tại thị trường phát hành trái phiếu.
2. Hồ sơ phát hành trái phiếu bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
a) Bản cáo bạch;
b) Các hợp đồng bảo lãnh phát hành;
c) Các hợp đồng tư vấn pháp lý;
d) Hợp đồng mua bán trái phiếu;
đ) Các thỏa thuận đại lý;
e) Các ý kiến pháp lý;
g) Các hồ sơ khác có liên quan.
Điều 35. Trình tự phát hành trái phiếu
2. Căn cứ tình hình thực tế và các quy định pháp luật có liên quan, Bộ Tài chính quyết định về trình tự phát hành trái phiếu theo một số bước cơ bản như sau:
a) Lựa chọn các tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành: lựa chọn một hoặc một số tổ chức tài chính, tín dụng đầu tư quốc tế hàng đầu trên thế giới, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát hành trái phiếu để bảo lãnh phát hành cho đợt phát hành trên cơ sở chào thầu cạnh tranh theo các tiêu chí cụ thể và danh sách các tổ chức do các tạp chí uy tín quốc tế bình chọn;
b) Lựa chọn các tư vấn pháp lý: chủ trì, phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành lựa chọn các tổ chức, công ty luật có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước làm tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế cho Bộ Tài chính và tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành;
c) Hoàn thiện hồ sơ phát hành: chủ trì, phối hợp với tư vấn pháp lý trong nước hoặc tư vấn pháp lý quốc tế đàm phán, ký kết các hợp đồng với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, các đại lý có liên quan và chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ phát hành phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của Việt Nam;
d) Đánh giá hệ số tín nhiệm: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm để xác nhận hệ số tín nhiệm cho quốc gia;
đ) Tổ chức quảng bá: việc tổ chức quảng bá chào bán trái phiếu do Bộ Tài chính thực hiện tùy thuộc yêu cầu của từng phương thức phát hành trái phiếu. Bộ Tài chính phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành tổ chức quảng bá trái phiếu tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới để tiếp xúc với cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế trước khi thực hiện việc định giá để phát hành trái phiếu;
e) Tổ chức phát hành: Bộ Tài chính quyết định các điều kiện, điều khoản phát hành trái phiếu trong quá trình định giá trái phiếu trên cơ sở tư vấn của tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, phù hợp với điều kiện thị trường và các nguyên tắc nêu tại đề án phát hành trái phiếu đã được Chính phủ phê duyệt;
g) Tiếp nhận vốn: Bộ Tài chính tổ chức tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu đã phát hành theo đúng các thỏa thuận đã ký;
h) Hoàn tất giao dịch phát hành: sau khi nhận tiền bán trái phiếu, Bộ Tài chính hoàn tất và ký kết các văn bản pháp lý kết thúc giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời báo cáo kết quả phát hành theo các quy định hiện hành.
Điều 36. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
1. Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế được phân bổ, quản lý và sử dụng theo đúng các mục đích quy định trong đề án phát hành đã được Chính phủ phê duyệt theo quy định tại
2. Trường hợp phát hành trái phiếu để cho vay lại, việc sử dụng nguồn vốn phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế cho vay lại và hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc sử dụng và giám sát sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ.
Điều 37. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
1. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu bao gồm:
a) Các khoản chi phí phát sinh một lần: phí tư vấn bảo lãnh phát hành; phí tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế; phí trả cho tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm; phí trả cho các đại lý niêm yết, in ấn; các chi phí trong nước và nước ngoài liên quan đến quá trình chuẩn bị phát hành, quảng bá chào bán phát hành; và các chi phí thực tế khác (nếu có);
b) Các khoản chi phí phải trả hàng năm cho đại lý tài chính và thanh toán, đại lý chuyển nhượng và sở giao dịch chứng khoán nơi trái phiếu được niêm yết theo các thỏa thuận đại lý đã ký kết;
c) Các chi phí khác liên quan đến việc phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu (nếu có).
2. Đối với trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ để sử dụng cho mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ Chính phủ, chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu do ngân sách trung ương chi trả.
3. Đối với trường hợp cho vay lại
a) Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu do người vay lại và chịu chi phí này được phân bổ theo tỷ trọng nguồn vốn cho vay lại đối với từng người vay;
b) Ngân sách nhà nước tạm ứng các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành trái phiếu và được hoàn trả bằng cách khấu trừ trực tiếp vào số tiền được phân bổ từ nguồn vốn trái phiếu trước khi chuyển cho người vay lại;
c) Ngân sách nhà nước tạm ứng để thanh toán các khoản chi phí phát sinh thường niên và phân bổ theo tỷ trọng nguồn vốn cho vay lại đối với từng người vay. Người vay lại hoàn trả các khoản tạm ứng này cho ngân sách nhà nước theo thông báo của Bộ Tài chính.
Điều 38. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
1. Bộ Tài chính trực tiếp chuyển tiền sử dụng nhà nước vào tài khoản của đại lý để thanh toán gốc, lãi cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn thanh toán.
2. Trường hợp cho vay lại: khi đến hạn thanh toán gốc, lãi trái phiếu, người vay lại trả trực tiếp vào tài khoản của đại lý thanh toán hoặc chuyển trả vào Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài theo quy định cụ thể tại các hợp đồng cho vay lại để Bộ Tài chính chuyển tiền cho đại lý thanh toán thực hiện chi trả cho chủ sở hữu trái phiếu.
Bộ Tài chính có trách nhiệm theo dõi giao dịch của các trái phiếu trên thị trường và phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp các thông tin cập nhật về tình hình kinh tế Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài theo thông lệ quốc tế sau khi phát hành.
Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
- Số hiệu: 01/2011/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/01/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 59 đến số 60
- Ngày hiệu lực: 20/02/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chủ thể phát hành trái phiếu
- Điều 4. Mục đích phát hành trái phiếu
- Điều 5. Nguyên tắc phát hành trái phiếu
- Điều 6. Các điều kiện và điều khoản của trái phiếu
- Điều 7. Đối tượng mua trái phiếu
- Điều 8. Quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu
- Điều 9. Lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu
- Điều 10. Các loại trái phiếu Chính phủ
- Điều 11. Phương thức phát hành trái phiếu
- Điều 12. Đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu
- Điều 13. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 14. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 15. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 16. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 17. Đề án phát hành trái phiếu
- Điều 18. Thẩm định và cấp bảo lãnh Chính phủ
- Điều 19. Phương thức phát hành trái phiếu
- Điều 20. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 21. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 22. Bảo lãnh thanh toán
- Điều 23. Thanh toán trái phiếu
- Điều 24. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 25. Đề án phát hành trái phiếu
- Điều 26. Thẩm định đề án phát hành trái phiếu
- Điều 27. Phương thức phát hành trái phiếu
- Điều 28. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 29. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 30. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 31. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 32. Đề án phát hành trái phiếu
- Điều 33. Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu
- Điều 34. Hồ sơ phát hành trái phiếu
- Điều 35. Trình tự phát hành trái phiếu
- Điều 36. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 37. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 38. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 39. Cập nhật thông tin
- Điều 40. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 41. Đề án phát hành trái phiếu
- Điều 42. Thẩm định và cấp bảo lãnh Chính phủ
- Điều 43. Phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 44. Sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Điều 45. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 46. Bộ Tài chính
- Điều 47. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 48. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 49. Bộ Tư pháp
- Điều 50. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 51. Các doanh nghiệp vay lại nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ
- Điều 52. Các chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
- Điều 53. Các Bộ, ngành có liên quan
- Điều 54. Chế độ thông tin báo cáo
- Điều 55. Xử lý vi phạm