Điều 3 Luật viễn thông năm 2009
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.
2. Thiết bị viễn thông là thiết bị kỹ thuật, bao gồm phần cứng và phần mềm, được dùng để thực hiện viễn thông.
3. Thiết bị đầu cuối là thiết bị viễn thông cố định hoặc di động được đấu nối vào điểm kết cuối của mạng viễn thông để gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin của người sử dụng.
4. Thiết bị đầu cuối thuê bao là thiết bị đầu cuối của thuê bao viễn thông.
5. Thiết bị mạng là thiết bị viễn thông được lắp đặt trên mạng viễn thông để bảo đảm việc cung cấp dịch vụ viễn thông.
6. Hàng hóa viễn thông là phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông.
7. Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
8. Dịch vụ ứng dụng viễn thông là dịch vụ sử dụng đường truyền dẫn viễn thông hoặc mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục và lĩnh vực khác.
9. Đường truyền dẫn là tập hợp thiết bị viễn thông dùng để xác lập một phần hoặc toàn bộ đường truyền thông tin giữa hai điểm xác định.
10. Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông.
11. Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho công chúng nhằm mục đích sinh lợi.
12. Mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do tổ chức hoạt động tại Việt Nam thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho các thành viên của mạng không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng.
13. Mạng nội bộ là mạng viễn thông do tổ chức, cá nhân thiết lập tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà tổ chức, cá nhân đó được quyền sử dụng hợp pháp để phục vụ liên lạc nội bộ không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng.
14. Internet là hệ thống thông tin toàn cầu sử dụng giao thức Internet và tài nguyên Internet để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng dịch vụ viễn thông.
15. Điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng là điểm đấu nối vật lý thuộc mạng viễn thông theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm việc đấu nối thiết bị đầu cuối vào mạng viễn thông và phân định ranh giới kinh tế, kỹ thuật giữa doanh nghiệp viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông.
16. Kết nối viễn thông là việc liên kết vật lý và lô gích các mạng viễn thông, qua đó người sử dụng dịch vụ viễn thông của mạng này có thể truy nhập đến người sử dụng hoặc dịch vụ của mạng kia và ngược lại.
17. Công trình viễn thông là công trình xây dựng, bao gồm hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm, cột, cống, bể) và thiết bị mạng được lắp đặt vào đó.
18. Cơ sở hạ tầng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và công trình viễn thông.
19. Phương tiện thiết yếu là bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng viễn thông do một hoặc một số doanh nghiệp viễn thông độc quyền chiếm giữ hoặc chiếm giữ phần lớn trên thị trường viễn thông và việc thiết lập mới bộ phận cơ sở hạ tầng này để thay thế là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật.
20. Tài nguyên viễn thông là tài nguyên quốc gia, bao gồm kho số viễn thông, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh thuộc quyền quản lý của Việt Nam.
21. Kho số viễn thông là tập hợp mã, số thuộc quyền quản lý của Việt Nam được quy hoạch thống nhất để thiết lập mạng viễn thông, cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
22. Tài nguyên Internet là tập hợp tên và số thuộc quyền quản lý của Việt Nam được quy hoạch thống nhất để bảo đảm cho hoạt động Internet.
Tài nguyên Internet bao gồm tên miền, địa chỉ Internet, số hiệu mạng và tên, số khác theo quy định của các tổ chức viễn thông và Internet quốc tế.
23. Doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Doanh nghiệp viễn thông bao gồm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
24. Đại lý dịch vụ viễn thông là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp viễn thông để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ viễn thông để hưởng chênh lệch giá.
25. Người sử dụng dịch vụ viễn thông là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông.
26.Thuê bao viễn thông là người sử dụng dịch vụ viễn thông có gắn với việc ấn định tài nguyên viễn thông hoặc đường truyền dẫn viễn thông cụ thể.
27. Bán lại dịch vụ viễn thông là việc doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông trên cơ sở thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng viễn thông thông qua hợp đồng ký với doanh nghiệp viễn thông khác.
Luật viễn thông năm 2009
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về viễn thông
- Điều 5. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin
- Điều 6. Bảo đảm bí mật thông tin
- Điều 7. Thông tin ưu tiên truyền qua mạng viễn thông
- Điều 8. Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia
- Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông
- Điều 10. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông
- Điều 11. Thanh tra chuyên ngành về viễn thông
- Điều 12. Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông
- Điều 13. Hình thức kinh doanh viễn thông
- Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông
- Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông
- Điều 16. Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông
- Điều 17. Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 18. Đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 19. Cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 20. Hoạt động viễn thông công ích
- Điều 21. Quản lý hoạt động viễn thông công ích
- Điều 22. Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam
- Điều 23. Thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ
- Điều 24. Thiết lập mạng viễn thông
- Điều 25. Cung cấp dịch vụ viễn thông
- Điều 26. Từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông
- Điều 27. Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 28. Liên lạc nghiệp vụ
- Điều 29. Dịch vụ viễn thông khẩn cấp
- Điều 30. Dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định
- Điều 31. Dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định
- Điều 32. Lập hóa đơn và thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông
- Điều 33. Hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại
- Điều 34. Giấy phép viễn thông
- Điều 35. Nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông
- Điều 36. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 37. Điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông
- Điều 38. Điều kiện gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp mới giấy phép viễn thông
- Điều 39. Thu hồi giấy phép viễn thông
- Điều 40. Miễn giấy phép viễn thông
- Điều 41. Phí quyền hoạt động viễn thông
- Điều 42. Nguyên tắc kết nối viễn thông
- Điều 43. Kết nối mạng viễn thông công cộng
- Điều 44. Kết nối mạng viễn thông dùng riêng
- Điều 45. Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông
- Điều 46. Quản lý tài nguyên viễn thông
- Điều 47. Quy hoạch kho số viễn thông, tài nguyên Internet
- Điều 48. Phân bổ, sử dụng, hoàn trả kho số viễn thông, tài nguyên Internet
- Điều 49. Chuyển nhượng kho số viễn thông, tài nguyên Internet
- Điều 50. Thu hồi kho số viễn thông, tài nguyên Internet
- Điều 51. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông
- Điều 52. Quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông
- Điều 53. Giá cước viễn thông
- Điều 54. Nguyên tắc xác định giá cước viễn thông
- Điều 55. Căn cứ xác định giá cước viễn thông
- Điều 56. Quản lý giá cước viễn thông