Chương 2 Luật viễn thông năm 2009
Chương 2.
KINH DOANH VIỄN THÔNG
Điều 13. Hình thức kinh doanh viễn thông
1. Kinh doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông.
Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
2. Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải theo các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải theo các quy định tại
Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông
1. Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng còn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;
c) Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
d) Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông;
đ) Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy hoạch tài nguyên viễn thông và quy định quản lý tài nguyên viễn thông;
e) Thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao và đóng góp tài chính vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam;
g) Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; bảo đảm tính đúng, đủ, chính xác giá cước theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
h) Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
i) Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông về hoạt động của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của nội dung và số liệu báo cáo.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Được sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông theo đúng quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
b) Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông;
c) Tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
d) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông
Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật thương mại, đại lý dịch vụ viễn thông còn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;
2. Thực hiện việc cung cấp, bán lại dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật này;
3. Từ chối cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm quy định tại
4. Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
5. Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ viễn thông và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp viễn thông đó;
6. Thực hiện thời gian cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của chính quyền địa phương;
7. Cung cấp dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông.
Điều 16. Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông
1. Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;
c) Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
d) Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
đ) Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra;
g) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá cước dịch vụ viễn thông;
h) Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra cho doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông;
i) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin truyền, đưa, lưu trữ trên mạng viễn thông;
k) Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông để kinh doanh dịch vụ viễn thông.
2. Thuê bao viễn thông có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Thiết kế, lắp đặt hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thiết kế, lắp đặt thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ trong phạm vi địa điểm mà mình sử dụng cho đến điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng;
b) Thực hiện quy định về quản lý tài nguyên viễn thông và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông;
c) Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin của thuê bao cho doanh nghiệp viễn thông khi giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
d) Bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã và thiết bị đầu cuối thuê bao của mình;
đ) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Nhà nước nắm cổ phần chi phối trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối.
2. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ vốn hoặc cổ phần tối đa một tổ chức, cá nhân được quyền nắm giữ trong hai hoặc nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh trong một thị trường viễn thông để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.
Điều 18. Đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Hoạt động đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông phải theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư.
2. Hình thức, điều kiện đầu tư nước ngoài và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông phải theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chính phủ quy định chi tiết hình thức, điều kiện đầu tư nước ngoài và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
3. Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư lần đầu kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b) Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại các
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư đã có;
b) Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại các
5. Doanh nghiệp Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại các
6. Hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông ra nước ngoài phải theo các quy định của pháp luật về đầu tư của Việt Nam và nước tiếp nhận đầu tư.
Điều 19. Cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh;
b) Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác;
c) Sử dụng thông tin thu được từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh;
d) Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu và thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông.
3. Doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu phải thực hiện thống kê, kế toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế để xác định giá thành dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.
4. Từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh, Danh mục doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu; quy định và tổ chức thực hiện biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
6. Việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật cạnh tranh trong hoạt động viễn thông phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Công thương quy định chi tiết việc thực hiện các khoản 1, 5 và 6 Điều này.
Luật viễn thông năm 2009
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về viễn thông
- Điều 5. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin
- Điều 6. Bảo đảm bí mật thông tin
- Điều 7. Thông tin ưu tiên truyền qua mạng viễn thông
- Điều 8. Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia
- Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông
- Điều 10. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông
- Điều 11. Thanh tra chuyên ngành về viễn thông
- Điều 12. Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông
- Điều 13. Hình thức kinh doanh viễn thông
- Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông
- Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông
- Điều 16. Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông
- Điều 17. Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 18. Đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 19. Cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 20. Hoạt động viễn thông công ích
- Điều 21. Quản lý hoạt động viễn thông công ích
- Điều 22. Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam
- Điều 23. Thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ
- Điều 24. Thiết lập mạng viễn thông
- Điều 25. Cung cấp dịch vụ viễn thông
- Điều 26. Từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông
- Điều 27. Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 28. Liên lạc nghiệp vụ
- Điều 29. Dịch vụ viễn thông khẩn cấp
- Điều 30. Dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định
- Điều 31. Dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định
- Điều 32. Lập hóa đơn và thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông
- Điều 33. Hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại
- Điều 34. Giấy phép viễn thông
- Điều 35. Nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông
- Điều 36. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 37. Điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông
- Điều 38. Điều kiện gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp mới giấy phép viễn thông
- Điều 39. Thu hồi giấy phép viễn thông
- Điều 40. Miễn giấy phép viễn thông
- Điều 41. Phí quyền hoạt động viễn thông
- Điều 42. Nguyên tắc kết nối viễn thông
- Điều 43. Kết nối mạng viễn thông công cộng
- Điều 44. Kết nối mạng viễn thông dùng riêng
- Điều 45. Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông
- Điều 46. Quản lý tài nguyên viễn thông
- Điều 47. Quy hoạch kho số viễn thông, tài nguyên Internet
- Điều 48. Phân bổ, sử dụng, hoàn trả kho số viễn thông, tài nguyên Internet
- Điều 49. Chuyển nhượng kho số viễn thông, tài nguyên Internet
- Điều 50. Thu hồi kho số viễn thông, tài nguyên Internet
- Điều 51. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông
- Điều 52. Quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông
- Điều 53. Giá cước viễn thông
- Điều 54. Nguyên tắc xác định giá cước viễn thông
- Điều 55. Căn cứ xác định giá cước viễn thông
- Điều 56. Quản lý giá cước viễn thông