Điều 11 Luật về Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003
Điều 11. Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp
Tại kỳ họp Quốc hội, việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện như sau:
1. Đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn. Đoàn thư ký kỳ họp giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các chất vấn của đại biểu Quốc hội để báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp và báo cáo Quốc hội quyết định;
3. Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục;
b) Đại biểu Quốc hội có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời.
Thời gian trả lời chất vấn, thời gian nêu câu hỏi và trả lời thêm được thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Nội quy kỳ họp Quốc hội;
4. Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn. Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết;
5. Người đã trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội bằng văn bản có trách nhiệm báo cáo với các đại biểu Quốc hội bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp theo.
Luật về Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003
- Số hiệu: 05/2003/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 17/06/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 95
- Ngày hiệu lực: 01/08/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Chức năng giám sát của Quốc hội
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Thẩm quyền giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội
- Điều 4. Trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện quyền giám sát
- Điều 5. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
- Điều 6. Tham gia giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Điều 7. Các hoạt động giám sát của Quốc hội
- Điều 8. Chương trình giám sát của Quốc hội
- Điều 9. Xem xét báo cáo công tác
- Điều 10. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
- Điều 11. Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp
- Điều 12. Thành lập Uỷ ban lâm thời của Quốc hội
- Điều 13. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm
- Điều 14. Thẩm quyền của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát
- Điều 15. Các hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
- Điều 16. Chương trình giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
- Điều 17. Xem xét báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 18. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
- Điều 19. Trả lời chất vấn tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội
- Điều 20. Xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
- Điều 21. Xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 22. Giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
- Điều 23. Tổ chức Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
- Điều 24. Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
- Điều 25. Giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 26. Thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát
- Điều 27. Các hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội
- Điều 28. Chương trình giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội
- Điều 29. Trình tự xem xét, thẩm tra báo cáo
- Điều 30. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 31. Tổ chức Đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội
- Điều 32. Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội
- Điều 33. Giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 34. Thẩm quyền của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong việc kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
- Điều 35. Thẩm quyền của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát
- Điều 36. Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội
- Điều 37. Các hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội
- Điều 38. Các hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
- Điều 39. Chương trình giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội
- Điều 40. Chất vấn của đại biểu Quốc hội
- Điều 41. Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 42. Tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để đại biểu Quốc hội tiến hành giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương
- Điều 43. Giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 44. Thẩm quyền của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát