Chương 10 Luật tố tụng hành chính 2010
Điều 125. Yêu cầu chung đối với phiên toà sơ thẩm
Phiên toà sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên toà trong trường hợp phải hoãn phiên toà.
Điều 126. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục
1. Hội đồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát. Bản án chỉ được căn cứ vào việc hỏi, kết quả tranh luận và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà.
2. Việc xét xử bằng lời nói và phải được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên toà.
Trong trường hợp đặc biệt, việc xét xử có thể tạm ngừng nhưng không quá 05 ngày làm việc. Hết thời hạn tạm ngừng, việc xét xử vụ án được tiếp tục.
3. Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại Điều này.
1. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Toà án triệu tập tham gia phiên toà.
Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của Chủ toạ phiên toà.
Chỉ những người được Hội đồng xét xử cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khoẻ được Chủ toạ phiên toà cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
2. Toà án nhân dân tối cao căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định khác của pháp luật ban hành nội quy phiên toà.
Điều 128. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
2. Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại Điều này.
Điều 129. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Toà án
1. Phiên toà chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Toà án.
2. Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết tham gia phiên toà từ đầu thì những người này được thay thế thành viên Hội đồng xét xử vắng mặt để tham gia xét xử vụ án.
3. Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên toà.
4. Trường hợp Thư ký Toà án vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên toà.
Điều 130. Sự có mặt của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên toà, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà và thông báo cho Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên toà từ đầu thì người này được thay thế Kiểm sát viên vắng mặt tham gia phiên toà xét xử vụ án.
1. Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Toà án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên toà.
2. Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên toà, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:
a) Đối với người khởi kiện, người đại diện theo pháp luật mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
b) Đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì Toà án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
d) Đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Điều 132. Xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà
Toà án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên toà có đơn đề nghị Toà án xét xử vắng mặt;
2. Người khởi kiện, người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà nhưng có người đại diện tham gia phiên toà;
3. Các trường hợp quy định tại
Điều 133. Sự có mặt của người làm chứng
1. Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai trực tiếp với Toà án hoặc gửi lời khai cho Toà án thì Chủ toạ phiên toà công bố lời khai đó.
2. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên toà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên toà theo quyết định của Hội đồng xét xử.
Điều 134. Sự có mặt của người giám định
1. Người giám định có nghĩa vụ tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án để làm rõ những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định.
2. Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Điều 135. Sự có mặt của người phiên dịch
1. Người phiên dịch có nghĩa vụ tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án.
2. Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà.
1. Các trường hợp phải hoãn phiên toà:
a) Các trường hợp quy định tại
b) Thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay;
c) Người giám định bị thay đổi;
d) Cần phải xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung mà không thể thực hiện được ngay tại phiên toà.
2. Trường hợp hoãn phiên toà được quy định tại
Điều 137. Thời hạn, quyết định và thẩm quyền hoãn phiên toà
1. Thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà.
2. Quyết định hoãn phiên toà phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Toà án và họ, tên những người tiến hành tố tụng;
c) Vụ án được đưa ra xét xử;
d) Lý do của việc hoãn phiên toà;
đ) Thời gian, địa điểm mở lại phiên toà.
3. Quyết định hoãn phiên toà phải được Chủ toạ phiên toà thay mặt Hội đồng xét xử ký tên.
Trường hợp Chủ toạ phiên toà vắng mặt thì Chánh án Toà án ra quyết định hoãn phiên toà. Quyết định hoãn phiên toà được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng biết; đối với người vắng mặt thì Toà án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Trong trường hợp sau khi hoãn phiên toà mà Toà án không thể mở lại phiên toà đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên toà ghi trong quyết định hoãn phiên toà thì Toà án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên toà.
Điều 138. Thủ tục ra bản án, quyết định của Toà án tại phiên toà
1. Bản án phải được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
2. Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên toà phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.
3. Quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải viết thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên toà.
Điều 139. Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên toà
1. Tại phiên toà, nếu có một trong các trường hợp quy định tại
2. Tại phiên toà, nếu có một trong các trường hợp quy định tại
1. Biên bản phiên toà phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Các nội dung quy định tại
b) Mọi diễn biến tại phiên toà từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên toà;
c) Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên toà;
d) Các nội dung khác phải được ghi vào biên bản phiên toà theo quy định của Luật này.
2. Ngoài việc ghi biên bản phiên toà, Toà án có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên toà.
3. Sau khi kết thúc phiên toà, Hội đồng xét xử phải kiểm tra biên bản; Chủ toạ phiên toà và Thư ký Toà án ký vào biên bản.
Điều 141. Chuẩn bị khai mạc phiên toà
Trước khi khai mạc phiên toà, Thư ký Toà án phải tiến hành các công việc sau đây:
1. Phổ biến nội quy phiên toà;
2. Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu có người vắng mặt thì cần phải làm rõ lý do;
3. Ổn định trật tự trong phòng xử án;
4. Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án.
1. Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Thư ký Toà án báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án và lý do vắng mặt.
3. Chủ toạ phiên toà kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án và kiểm tra căn cước của đương sự.
4. Chủ toạ phiên toà phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác.
5. Chủ toạ phiên toà giới thiệu những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
6. Chủ toạ phiên toà hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không và lý do yêu cầu thay đổi.
Điều 143. Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
Trong trường hợp tại phiên toà có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu theo quy định của Luật này; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên toà.
Điều 144. Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng
1. Trước khi người làm chứng được hỏi về những vấn đề mà họ biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án, Chủ toạ phiên toà có thể quyết định những biện pháp cần thiết để những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan.
2. Trường hợp lời khai của đương sự và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì Chủ toạ phiên toà có thể quyết định cách ly đương sự với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
Điều 145. Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
1. Chủ toạ phiên toà hỏi người khởi kiện về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
2. Chủ toạ phiên toà hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập.
Điều 146. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
2. Trường hợp đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu mà đương sự đã rút.
Điều 147. Thay đổi địa vị tố tụng
Trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành người khởi kiện.
1. Hội đồng xét xử xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách nghe ý kiến của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, đối chiếu các ý kiến này với tài liệu, chứng cứ đã thu thập được.
2. Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự Chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, những người tham gia tố tụng khác và Kiểm sát viên.
1. Trong trường hợp có nhiều người khởi kiện thì phải hỏi riêng từng người một.
2. Chỉ hỏi người khởi kiện về những vấn đề mà người khởi kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
3. Người khởi kiện có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện trả lời thay cho người khởi kiện và sau đó người khởi kiện trả lời bổ sung.
1. Trong trường hợp có nhiều người bị kiện thì phải hỏi riêng từng người một.
2. Chỉ hỏi người bị kiện về những vấn đề mà người bị kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
3. Người bị kiện có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện trả lời thay cho người bị kiện và sau đó người bị kiện trả lời bổ sung.
Điều 151. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
1. Trong trường hợp có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phải hỏi riêng từng người một.
2. Chỉ hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về những vấn đề mà họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của người khởi kiện, người bị kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trả lời thay cho họ và sau đó họ trả lời bổ sung.
1. Trong trường hợp có nhiều người làm chứng thì phải hỏi riêng từng người một.
2. Trước khi hỏi người làm chứng, Chủ toạ phiên toà phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì Chủ toạ phiên toà có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
3. Chủ toạ phiên toà yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ biết. Sau khi người làm chứng trình bày xong thì chỉ hỏi thêm người làm chứng về những điểm mà họ trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
4. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
5. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử quyết định không tiết lộ những thông tin về nhân thân của người làm chứng và không để những người trong phiên toà nhìn thấy họ.
Điều 153. Công bố các tài liệu của vụ án
1. Hội đồng xét xử công bố các tài liệu của vụ án trong các trường hợp sau đây:
a) Người tham gia tố tụng không có mặt tại phiên toà mà trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đã có lời khai;
b) Những lời khai của người tham gia tố tụng tại phiên toà mâu thuẫn với những lời khai trước đó;
c) Khi Hội đồng xét xử thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng.
2. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu của đương sự thì Hội đồng xét xử không công bố các tài liệu có trong hồ sơ vụ án.
Điều 154. Nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình
Theo yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng hoặc khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình tại phiên toà, trừ trường hợp quy định tại
1. Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên toà.
2. Hội đồng xét xử có thể cùng với các đương sự đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên toà được nếu thấy cần thiết.
1. Chủ toạ phiên toà yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định. Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, các căn cứ để đưa ra kết luận giám định.
2. Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên toà có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án.
3. Trong trường hợp người giám định không có mặt tại phiên toà thì chủ toạ phiên toà công bố kết luận giám định.
4. Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên toà và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà.
Điều 157. Kết thúc việc hỏi tại phiên toà
Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì Chủ toạ phiên toà hỏi Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác xem họ có yêu cầu hỏi vấn đề gì nữa không; trường hợp có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thì Chủ toạ phiên toà quyết định tiếp tục việc hỏi.
Điều 158. Trình tự phát biểu khi tranh luận
1. Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại phiên toà. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện phát biểu. Người khởi kiện có quyền bổ sung ý kiến;
b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện phát biểu. Người bị kiện có quyền bổ sung ý kiến;
c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.
2. Trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt tại phiên toà nhưng có gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì Hội đồng xét xử phải công bố văn bản này tại phiên toà.
3. Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình phát biểu khi tranh luận.
Điều 159. Phát biểu khi tranh luận và đối đáp
Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà cũng như kết quả việc hỏi tại phiên toà. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.
Điều 160. Phát biểu của Kiểm sát viên
1. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng hành chính, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại Điều này.
1. Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.
2. Chỉ có các thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Trường hợp Hội đồng xét xử gồm năm thành viên thì Thẩm phán Chủ toạ phiên toà là người biểu quyết sau cùng.
Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Khi nghị án, Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả việc hỏi tại phiên toà và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên.
4. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử.
Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
5. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án, nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên toà.
Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên toà và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà biết giờ, ngày và địa điểm tuyên án; nếu Hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc tuyên án theo quy định tại
Điều 162. Trở lại việc hỏi và tranh luận
Qua tranh luận hoặc qua nghị án, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xét hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận.
Điều 163. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử
1. Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan.
2. Hội đồng xét xử có quyền quyết định:
a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;
b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
c) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật;
d) Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật cạnh tranh;
e) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật;
g) Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra;
h) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
1. Hội đồng xét xử sơ thẩm ra bản án sơ thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án, phần quyết định.
3. Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Toà án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên; tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; những người tham gia tố tụng khác; đối tượng khởi kiện; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.
4. Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án phải ghi yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện; đề nghị của người bị kiện; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhận định của Toà án; điểm, khoản, điều của văn bản quy phạm pháp luật mà Toà án căn cứ để giải quyết vụ án.
Trong nhận định của Toà án phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
5. Trong phần quyết định phải ghi rõ các quyết định của Toà án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.
Trường hợp có đương sự không biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án sang ngôn ngữ mà họ biết.
Điều 166. Cấp, gửi trích lục bản án, bản án
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên toà, các đương sự được Toà án cấp trích lục bản án.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày tuyên án, Toà án phải cấp, gửi bản án cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấp, gửi bản án đã có hiệu lực pháp luật cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện.
Điều 167. Sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định của Toà án
1. Sau khi bản án, quyết định của Toà án được ban hành thì không được sửa chữa, bổ sung trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Văn bản sửa chữa, bổ sung phải được Toà án gửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp; trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật còn phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện.
2. Việc sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này do Thẩm phán Chủ toạ phiên toà, phiên họp phối hợp với các thành viên Hội đồng xét xử vụ án đó thực hiện.
Trường hợp một trong những thành viên của Hội đồng xét xử không thể thực hiện được việc sửa chữa, bổ sung thì việc sửa chữa, bổ sung do Chánh án Toà án thực hiện.
Luật tố tụng hành chính 2010
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Hiệu lực của Luật tố tụng hành chính
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hành chính
- Điều 5. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
- Điều 6. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính
- Điều 7. Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện
- Điều 8. Cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
- Điều 9. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Điều 10. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính
- Điều 11. Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Điều 12. Đối thoại trong tố tụng hành chính
- Điều 13. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án hành chính
- Điều 14. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
- Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính
- Điều 16. Toà án xét xử tập thể
- Điều 17. Xét xử công khai
- Điều 18. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hành chính
- Điều 19. Thực hiện chế độ hai cấp xét xử
- Điều 20. Giám đốc việc xét xử
- Điều 21. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án
- Điều 22. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính
- Điều 23. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính
- Điều 24. Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Toà án
- Điều 25. Việc tham gia tố tụng hành chính của cá nhân, cơ quan, tổ chức
- Điều 26. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
- Điều 27. Án phí, lệ phí và chi phí tố tụng
- Điều 28. Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
- Điều 29. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Điều 30. Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 31. Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện
- Điều 32. Chuyển vụ án cho Toà án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
- Điều 33. Nhập hoặc tách vụ án hành chính
- Điều 34. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
- Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Toà án
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát
- Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên
- Điều 41. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
- Điều 42. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
- Điều 43. Thay đổi Kiểm sát viên
- Điều 44. Thay đổi Thư ký Toà án
- Điều 45. Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
- Điều 46. Quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng
- Điều 47. Người tham gia tố tụng
- Điều 48. Năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của đương sự
- Điều 49. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
- Điều 50. Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện
- Điều 51. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện
- Điều 52. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 53. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính
- Điều 54. Người đại diện
- Điều 55. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Điều 56. Người làm chứng
- Điều 57. Người giám định
- Điều 58. Người phiên dịch
- Điều 59. Thủ tục từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch
- Điều 60. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 61. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 62. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 63. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 64. Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính
- Điều 65. Cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định
- Điều 66. Trách nhiệm do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
- Điều 67. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 68. Thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 69. Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 70. Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 71. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 72. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
- Điều 73. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
- Điều 74. Chứng cứ
- Điều 75. Nguồn chứng cứ
- Điều 76. Xác định chứng cứ
- Điều 77. Giao nộp chứng cứ
- Điều 78. Xác minh, thu thập chứng cứ
- Điều 79. Lấy lời khai của đương sự
- Điều 80. Lấy lời khai của người làm chứng
- Điều 81. Đối chất
- Điều 82. Xem xét, thẩm định tại chỗ
- Điều 83. Trưng cầu giám định
- Điều 84. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
- Điều 85. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
- Điều 86. Ủy thác thu thập chứng cứ
- Điều 87. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
- Điều 88. Bảo quản chứng cứ
- Điều 89. Đánh giá chứng cứ
- Điều 90. Công bố và sử dụng chứng cứ
- Điều 91. Bảo vệ chứng cứ
- Điều 92. Nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Điều 93. Các văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo
- Điều 94. Người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Điều 95. Các phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Điều 96. Tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Điều 97. Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Điều 98. Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cá nhân
- Điều 99. Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức
- Điều 100. Thủ tục niêm yết công khai
- Điều 101. Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
- Điều 102. Thông báo kết quả việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Điều 103. Quyền khởi kiện vụ án hành chính
- Điều 104. Thời hiệu khởi kiện
- Điều 105. Đơn khởi kiện
- Điều 106. Gửi đơn khởi kiện đến Toà án
- Điều 107. Nhận và xem xét đơn khởi kiện
- Điều 108. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
- Điều 109. Trả lại đơn khởi kiện
- Điều 110. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
- Điều 111. Thụ lý vụ án
- Điều 112. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
- Điều 113. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án
- Điều 114. Thông báo về việc thụ lý vụ án
- Điều 115. Quyền, nghĩa vụ của người được thông báo
- Điều 116. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 117. Thời hạn chuẩn bị xét xử
- Điều 118. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính
- Điều 119. Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
- Điều 120. Đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính
- Điều 121. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
- Điều 122. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
- Điều 123. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
- Điều 124. Gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu
- Điều 125. Yêu cầu chung đối với phiên toà sơ thẩm
- Điều 126. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục
- Điều 127. Nội quy phiên toà
- Điều 128. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
- Điều 129. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Toà án
- Điều 130. Sự có mặt của Kiểm sát viên
- Điều 131. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Điều 132. Xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà
- Điều 133. Sự có mặt của người làm chứng
- Điều 134. Sự có mặt của người giám định
- Điều 135. Sự có mặt của người phiên dịch
- Điều 136. Hoãn phiên toà
- Điều 137. Thời hạn, quyết định và thẩm quyền hoãn phiên toà
- Điều 138. Thủ tục ra bản án, quyết định của Toà án tại phiên toà
- Điều 139. Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên toà
- Điều 140. Biên bản phiên toà
- Điều 141. Chuẩn bị khai mạc phiên toà
- Điều 142. Khai mạc phiên toà
- Điều 143. Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
- Điều 144. Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng
- Điều 145. Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
- Điều 146. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
- Điều 147. Thay đổi địa vị tố tụng
- Điều 148. Hỏi tại phiên toà
- Điều 149. Hỏi người khởi kiện
- Điều 150. Hỏi người bị kiện
- Điều 151. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 152. Hỏi người làm chứng
- Điều 153. Công bố các tài liệu của vụ án
- Điều 154. Nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình
- Điều 155. Xem xét vật chứng
- Điều 156. Hỏi người giám định
- Điều 157. Kết thúc việc hỏi tại phiên toà
- Điều 158. Trình tự phát biểu khi tranh luận
- Điều 159. Phát biểu khi tranh luận và đối đáp
- Điều 160. Phát biểu của Kiểm sát viên
- Điều 161. Nghị án
- Điều 162. Trở lại việc hỏi và tranh luận
- Điều 163. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử
- Điều 164. Bản án sơ thẩm
- Điều 165. Tuyên án
- Điều 166. Cấp, gửi trích lục bản án, bản án
- Điều 167. Sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định của Toà án
- Điều 168. Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án
- Điều 169. Thời hạn giải quyết vụ án
- Điều 170. Sự có mặt của đại diện Viện kiểm sát, đương sự
- Điều 171. Áp dụng các quy định khác của Luật này
- Điều 172. Hiệu lực của bản án, quyết định đình chỉ vụ án của Toà án
- Điều 173. Tính chất của xét xử phúc thẩm
- Điều 174. Người có quyền kháng cáo
- Điều 175. Đơn kháng cáo
- Điều 176. Thời hạn kháng cáo
- Điều 177. Kiểm tra đơn kháng cáo
- Điều 178. Kháng cáo quá hạn
- Điều 179. Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm
- Điều 180. Thông báo về việc kháng cáo
- Điều 181. Kháng nghị của Viện kiểm sát
- Điều 182. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát
- Điều 183. Thời hạn kháng nghị
- Điều 184. Thông báo về việc kháng nghị
- Điều 185. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
- Điều 186. Gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị
- Điều 187. Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm
- Điều 188. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
- Điều 189. Bổ sung chứng cứ mới
- Điều 190. Phạm vi xét xử phúc thẩm
- Điều 191. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Điều 192. Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm
- Điều 193. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm và Thư ký Toà án
- Điều 194. Sự có mặt của Kiểm sát viên
- Điều 195. Sự có mặt của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người phiên dịch và người làm chứng
- Điều 196. Các trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm không phải mở phiên toà, không phải triệu tập đương sự
- Điều 197. Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
- Điều 198. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
- Điều 199. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 200. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu
- Điều 201. Hoãn phiên toà phúc thẩm
- Điều 202. Thủ tục xét xử phúc thẩm
- Điều 203. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm
- Điều 204. Nghe lời trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên toà phúc thẩm
- Điều 205. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm
- Điều 206. Bản án phúc thẩm
- Điều 207. Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
- Điều 208. Gửi bản án, quyết định phúc thẩm
- Điều 209. Tính chất của giám đốc thẩm
- Điều 210. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 211. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 212. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 213. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Điều 214. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
- Điều 215. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 216. Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
- Điều 217. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị
- Điều 218. Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm
- Điều 219. Thẩm quyền giám đốc thẩm
- Điều 220. Những người tham gia phiên toà giám đốc thẩm
- Điều 221. Thời hạn mở phiên toà giám đốc thẩm
- Điều 222. Chuẩn bị phiên toà giám đốc thẩm
- Điều 223. Thủ tục phiên toà giám đốc thẩm
- Điều 224. Phạm vi giám đốc thẩm
- Điều 225. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
- Điều 226. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa
- Điều 227. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại
- Điều 228. Hủy bản án, quyết định của Toà án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án
- Điều 229. Quyết định giám đốc thẩm
- Điều 230. Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm
- Điều 231. Gửi quyết định giám đốc thẩm
- Điều 232. Tính chất của tái thẩm
- Điều 233. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Điều 234. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
- Điều 235. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Điều 236. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Điều 237. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
- Điều 238. Áp dụng các quy định của thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 239. Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
- Điều 240. Thủ tục và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
- Điều 241. Những bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính được thi hành
- Điều 242. Giải thích bản án, quyết định của Toà án
- Điều 243. Thi hành bản án, quyết định của Toà án
- Điều 244. Yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Toà án
- Điều 245. Trách nhiệm thực hiện yêu cầu thi hành án
- Điều 246. Quản lý nhà nước về thi hành án hành chính
- Điều 247. Xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính
- Điều 248. Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Toà án
- Điều 249. Quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính có thể bị khiếu nại
- Điều 250. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
- Điều 251. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Điều 252. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 253. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Viện trưởng Viện kiểm sát
- Điều 254. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thư ký Toà án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Phó Chánh án Toà án và Chánh án Toà án
- Điều 255. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với người giám định
- Điều 256. Người có quyền tố cáo
- Điều 257. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo
- Điều 258. Quyền, nghĩa vụ của người bị tố cáo
- Điều 259. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 260. Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 261. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 262. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính