Chương 1 Luật tố tụng hành chính 2010
Luật này quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.
Điều 2. Hiệu lực của Luật tố tụng hành chính
1. Luật tố tụng hành chính được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng hành chính trên toàn lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Luật tố tụng hành chính được áp dụng đối với hoạt động tố tụng hành chính do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành ở nước ngoài.
3. Luật tố tụng hành chính được áp dụng đối với việc giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế thuộc đối tượng được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì nội dung vụ án hành chính có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
2. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.
4. Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó.
5. Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
6. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.
8. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận hoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
9. Cơ quan, tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
Điều 4. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hành chính
Mọi hoạt động tố tụng hành chính của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo các quy định của Luật này.
Điều 5. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này.
Điều 6. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính
Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật này.
Điều 8. Cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
2. Toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Luật này quy định.
Điều 9. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Toà án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án, Viện kiểm sát; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ.
Điều 10. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính
1. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
2. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác.
3. Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Điều 11. Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Đương sự tự mình hoặc có thể nhờ luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Điều 12. Đối thoại trong tố tụng hành chính
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án.
Điều 13. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án hành chính
Việc xét xử vụ án hành chính có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Luật này. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Điều 14. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Khi xét xử vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính
1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
4. Người tiến hành tố tụng hành chính có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thì cơ quan có người tiến hành tố tụng đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Điều 16. Toà án xét xử tập thể
Toà án xét xử tập thể vụ án hành chính và quyết định theo đa số.
Việc xét xử vụ án hành chính được tiến hành công khai. Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Điều 18. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hành chính
Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do chính đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 19. Thực hiện chế độ hai cấp xét xử
1. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử vụ án hành chính, trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật; trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của Luật này.
Toà án cấp trên giám đốc việc xét xử của Toà án cấp dưới, Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án các cấp để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất.
Điều 21. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án
Bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cá nhân, cơ quan, tổ chức tôn trọng.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Toà án, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ có liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.
Điều 22. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính là tiếng Việt.
Người tham gia tố tụng hành chính có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trong trường hợp này, phải có người phiên dịch.
Điều 23. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính
1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.
2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên toà, phiên họp của Toà án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Toà án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.
Điều 24. Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Toà án
1. Toà án có trách nhiệm chuyển giao trực tiếp hoặc qua bưu điện bản án, quyết định, giấy triệu tập và các giấy tờ khác của Toà án liên quan đến người tham gia tố tụng hành chính theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp không thể chuyển giao trực tiếp hoặc việc chuyển qua bưu điện không có kết quả thì Toà án phải chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, các giấy tờ khác cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng hành chính cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng hành chính làm việc để chuyển giao cho người tham gia tố tụng hành chính.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng hành chính cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng hành chính làm việc phải thông báo kết quả chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, các giấy tờ khác cho Toà án biết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án; đối với miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì thời hạn này là 10 ngày làm việc.
Điều 25. Việc tham gia tố tụng hành chính của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng hành chính theo quy định của Luật này, góp phần vào việc giải quyết vụ án hành chính tại Toà án kịp thời, đúng pháp luật.
Điều 26. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính hoặc của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào trong hoạt động tố tụng hành chính.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo biết.
Điều 27. Án phí, lệ phí và chi phí tố tụng
Các vấn đề về án phí, lệ phí và chi phí tố tụng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Luật tố tụng hành chính 2010
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Hiệu lực của Luật tố tụng hành chính
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hành chính
- Điều 5. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
- Điều 6. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính
- Điều 7. Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện
- Điều 8. Cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
- Điều 9. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Điều 10. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính
- Điều 11. Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Điều 12. Đối thoại trong tố tụng hành chính
- Điều 13. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án hành chính
- Điều 14. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
- Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính
- Điều 16. Toà án xét xử tập thể
- Điều 17. Xét xử công khai
- Điều 18. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hành chính
- Điều 19. Thực hiện chế độ hai cấp xét xử
- Điều 20. Giám đốc việc xét xử
- Điều 21. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án
- Điều 22. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính
- Điều 23. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính
- Điều 24. Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Toà án
- Điều 25. Việc tham gia tố tụng hành chính của cá nhân, cơ quan, tổ chức
- Điều 26. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
- Điều 27. Án phí, lệ phí và chi phí tố tụng
- Điều 28. Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
- Điều 29. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Điều 30. Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 31. Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện
- Điều 32. Chuyển vụ án cho Toà án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
- Điều 33. Nhập hoặc tách vụ án hành chính
- Điều 34. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
- Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Toà án
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát
- Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên
- Điều 41. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
- Điều 42. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
- Điều 43. Thay đổi Kiểm sát viên
- Điều 44. Thay đổi Thư ký Toà án
- Điều 45. Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
- Điều 46. Quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng
- Điều 47. Người tham gia tố tụng
- Điều 48. Năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của đương sự
- Điều 49. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
- Điều 50. Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện
- Điều 51. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện
- Điều 52. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 53. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính
- Điều 54. Người đại diện
- Điều 55. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Điều 56. Người làm chứng
- Điều 57. Người giám định
- Điều 58. Người phiên dịch
- Điều 59. Thủ tục từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch
- Điều 60. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 61. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 62. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 63. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 64. Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính
- Điều 65. Cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định
- Điều 66. Trách nhiệm do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
- Điều 67. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 68. Thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 69. Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 70. Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 71. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 72. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
- Điều 73. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
- Điều 74. Chứng cứ
- Điều 75. Nguồn chứng cứ
- Điều 76. Xác định chứng cứ
- Điều 77. Giao nộp chứng cứ
- Điều 78. Xác minh, thu thập chứng cứ
- Điều 79. Lấy lời khai của đương sự
- Điều 80. Lấy lời khai của người làm chứng
- Điều 81. Đối chất
- Điều 82. Xem xét, thẩm định tại chỗ
- Điều 83. Trưng cầu giám định
- Điều 84. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
- Điều 85. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
- Điều 86. Ủy thác thu thập chứng cứ
- Điều 87. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
- Điều 88. Bảo quản chứng cứ
- Điều 89. Đánh giá chứng cứ
- Điều 90. Công bố và sử dụng chứng cứ
- Điều 91. Bảo vệ chứng cứ
- Điều 92. Nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Điều 93. Các văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo
- Điều 94. Người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Điều 95. Các phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Điều 96. Tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Điều 97. Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Điều 98. Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cá nhân
- Điều 99. Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức
- Điều 100. Thủ tục niêm yết công khai
- Điều 101. Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
- Điều 102. Thông báo kết quả việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Điều 103. Quyền khởi kiện vụ án hành chính
- Điều 104. Thời hiệu khởi kiện
- Điều 105. Đơn khởi kiện
- Điều 106. Gửi đơn khởi kiện đến Toà án
- Điều 107. Nhận và xem xét đơn khởi kiện
- Điều 108. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
- Điều 109. Trả lại đơn khởi kiện
- Điều 110. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
- Điều 111. Thụ lý vụ án
- Điều 112. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
- Điều 113. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án
- Điều 114. Thông báo về việc thụ lý vụ án
- Điều 115. Quyền, nghĩa vụ của người được thông báo
- Điều 116. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 117. Thời hạn chuẩn bị xét xử
- Điều 118. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính
- Điều 119. Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
- Điều 120. Đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính
- Điều 121. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
- Điều 122. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
- Điều 123. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
- Điều 124. Gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu
- Điều 125. Yêu cầu chung đối với phiên toà sơ thẩm
- Điều 126. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục
- Điều 127. Nội quy phiên toà
- Điều 128. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
- Điều 129. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Toà án
- Điều 130. Sự có mặt của Kiểm sát viên
- Điều 131. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Điều 132. Xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà
- Điều 133. Sự có mặt của người làm chứng
- Điều 134. Sự có mặt của người giám định
- Điều 135. Sự có mặt của người phiên dịch
- Điều 136. Hoãn phiên toà
- Điều 137. Thời hạn, quyết định và thẩm quyền hoãn phiên toà
- Điều 138. Thủ tục ra bản án, quyết định của Toà án tại phiên toà
- Điều 139. Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên toà
- Điều 140. Biên bản phiên toà
- Điều 141. Chuẩn bị khai mạc phiên toà
- Điều 142. Khai mạc phiên toà
- Điều 143. Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
- Điều 144. Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng
- Điều 145. Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
- Điều 146. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
- Điều 147. Thay đổi địa vị tố tụng
- Điều 148. Hỏi tại phiên toà
- Điều 149. Hỏi người khởi kiện
- Điều 150. Hỏi người bị kiện
- Điều 151. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 152. Hỏi người làm chứng
- Điều 153. Công bố các tài liệu của vụ án
- Điều 154. Nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình
- Điều 155. Xem xét vật chứng
- Điều 156. Hỏi người giám định
- Điều 157. Kết thúc việc hỏi tại phiên toà
- Điều 158. Trình tự phát biểu khi tranh luận
- Điều 159. Phát biểu khi tranh luận và đối đáp
- Điều 160. Phát biểu của Kiểm sát viên
- Điều 161. Nghị án
- Điều 162. Trở lại việc hỏi và tranh luận
- Điều 163. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử
- Điều 164. Bản án sơ thẩm
- Điều 165. Tuyên án
- Điều 166. Cấp, gửi trích lục bản án, bản án
- Điều 167. Sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định của Toà án
- Điều 168. Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án
- Điều 169. Thời hạn giải quyết vụ án
- Điều 170. Sự có mặt của đại diện Viện kiểm sát, đương sự
- Điều 171. Áp dụng các quy định khác của Luật này
- Điều 172. Hiệu lực của bản án, quyết định đình chỉ vụ án của Toà án
- Điều 173. Tính chất của xét xử phúc thẩm
- Điều 174. Người có quyền kháng cáo
- Điều 175. Đơn kháng cáo
- Điều 176. Thời hạn kháng cáo
- Điều 177. Kiểm tra đơn kháng cáo
- Điều 178. Kháng cáo quá hạn
- Điều 179. Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm
- Điều 180. Thông báo về việc kháng cáo
- Điều 181. Kháng nghị của Viện kiểm sát
- Điều 182. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát
- Điều 183. Thời hạn kháng nghị
- Điều 184. Thông báo về việc kháng nghị
- Điều 185. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
- Điều 186. Gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị
- Điều 187. Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm
- Điều 188. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
- Điều 189. Bổ sung chứng cứ mới
- Điều 190. Phạm vi xét xử phúc thẩm
- Điều 191. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Điều 192. Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm
- Điều 193. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm và Thư ký Toà án
- Điều 194. Sự có mặt của Kiểm sát viên
- Điều 195. Sự có mặt của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người phiên dịch và người làm chứng
- Điều 196. Các trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm không phải mở phiên toà, không phải triệu tập đương sự
- Điều 197. Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
- Điều 198. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
- Điều 199. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 200. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu
- Điều 201. Hoãn phiên toà phúc thẩm
- Điều 202. Thủ tục xét xử phúc thẩm
- Điều 203. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm
- Điều 204. Nghe lời trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên toà phúc thẩm
- Điều 205. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm
- Điều 206. Bản án phúc thẩm
- Điều 207. Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
- Điều 208. Gửi bản án, quyết định phúc thẩm
- Điều 209. Tính chất của giám đốc thẩm
- Điều 210. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 211. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 212. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 213. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Điều 214. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
- Điều 215. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 216. Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
- Điều 217. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị
- Điều 218. Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm
- Điều 219. Thẩm quyền giám đốc thẩm
- Điều 220. Những người tham gia phiên toà giám đốc thẩm
- Điều 221. Thời hạn mở phiên toà giám đốc thẩm
- Điều 222. Chuẩn bị phiên toà giám đốc thẩm
- Điều 223. Thủ tục phiên toà giám đốc thẩm
- Điều 224. Phạm vi giám đốc thẩm
- Điều 225. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
- Điều 226. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa
- Điều 227. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại
- Điều 228. Hủy bản án, quyết định của Toà án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án
- Điều 229. Quyết định giám đốc thẩm
- Điều 230. Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm
- Điều 231. Gửi quyết định giám đốc thẩm
- Điều 232. Tính chất của tái thẩm
- Điều 233. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Điều 234. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
- Điều 235. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Điều 236. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Điều 237. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
- Điều 238. Áp dụng các quy định của thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 239. Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
- Điều 240. Thủ tục và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
- Điều 241. Những bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính được thi hành
- Điều 242. Giải thích bản án, quyết định của Toà án
- Điều 243. Thi hành bản án, quyết định của Toà án
- Điều 244. Yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Toà án
- Điều 245. Trách nhiệm thực hiện yêu cầu thi hành án
- Điều 246. Quản lý nhà nước về thi hành án hành chính
- Điều 247. Xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính
- Điều 248. Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Toà án
- Điều 249. Quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính có thể bị khiếu nại
- Điều 250. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
- Điều 251. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Điều 252. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 253. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Viện trưởng Viện kiểm sát
- Điều 254. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thư ký Toà án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Phó Chánh án Toà án và Chánh án Toà án
- Điều 255. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với người giám định
- Điều 256. Người có quyền tố cáo
- Điều 257. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo
- Điều 258. Quyền, nghĩa vụ của người bị tố cáo
- Điều 259. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 260. Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 261. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 262. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính