Chương 6 Luật Phòng không nhân dân 2024
NGUỒN LỰC, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH CHO PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
Điều 43. Nguồn lực cho hoạt động phòng không nhân dân
1. Nguồn tài chính cho hoạt động phòng không nhân dân bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân;
c) Nguồn tài chính hợp pháp khác.
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động phòng không nhân dân theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước bao gồm:
a) Ngân sách trung ương bảo đảm cho hoạt động phòng không nhân dân cấp trung ương, các quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
3. Tổ chức, doanh nghiệp bảo đảm kinh phí cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân theo kế hoạch của mình. Doanh nghiệp bảo đảm kinh phí cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân tại doanh nghiệp hoặc ủng hộ, tài trợ cho phòng không nhân dân được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi đó.
4. Đối với địa phương khó khăn về ngân sách được ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân theo khả năng cân đối của ngân sách trung ương.
Điều 44. Chế độ, chính sách đối với người được huy động, tham gia hoạt động phòng không nhân dân
1. Người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được huy động làm nhiệm vụ phòng không nhân dân tại địa phương, cơ quan, tổ chức được hưởng nguyên lương, các loại phụ cấp hiện hưởng và được hỗ trợ tiền ăn, tiền tàu xe theo quy định của pháp luật.
2. Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được huy động tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng không nhân dân theo quyết định của cấp có thẩm quyền được Nhà nước chi trả tiền công lao động theo ngày huy động đảm bảo không thấp hơn mức tiền công hiện hưởng, trường hợp không có thu nhập ổn định thì đảm bảo không thấp hơn mức thu nhập trung bình tại địa phương và được hỗ trợ tiền ăn, tiền tàu xe theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian huy động tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện diễn tập, làm nhiệm vụ phòng không nhân dân, nếu bị thương được xem xét giải quyết chính sách thương binh hoặc người được hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh được xem xét công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. Trường hợp bị ốm, đau, tai nạn hoặc chết trong thời gian thực hiện nhiệm vụ nếu không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ.
4. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động phòng không nhân dân có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, thiệt hại tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Chủ sở hữu tài sản sử dụng vào hoạt động phòng không nhân dân trong thời bình được bồi thường khi tài sản bị thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại thực hiện theo quy định của pháp luật.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 45. Bảo đảm trang bị cho lực lượng phòng không nhân dân
1. Lực lượng phòng không nhân dân được trang bị vũ khí, khí tài, phương tiện kỹ thuật cho việc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý, bảo vệ vùng trời, quan sát, phát hiện, thông báo, báo động phòng không và phương tiện chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay khác.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định danh mục trang bị cho lực lượng phòng không nhân dân.
Luật Phòng không nhân dân 2024
- Số hiệu: 49/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 27/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1529 đến số 1530
- Ngày hiệu lực: 01/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng không nhân dân
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phòng không nhân dân
- Điều 5. Nhiệm vụ phòng không nhân dân
- Điều 6. Trọng điểm phòng không nhân dân
- Điều 7. Hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng không nhân dân và quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 9. Cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân
- Điều 10. Hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân
- Điều 11. Hệ thống chỉ huy phòng không nhân dân
- Điều 12. Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân
- Điều 13. Tổ chức lực lượng phòng không nhân dân
- Điều 14. Thời hạn huy động lực lượng rộng rãi
- Điều 15. Độ tuổi huy động lực lượng rộng rãi
- Điều 16. Quản lý lực lượng rộng rãi
- Điều 17. Thẩm quyền, trình tự huy động lực lượng rộng rãi
- Điều 18. Nội dung hoạt động phòng không nhân dân
- Điều 19. Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân
- Điều 20. Xây dựng thế trận phòng không nhân dân
- Điều 21. Tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân
- Điều 22. Bồi dưỡng, tập huấn về phòng không nhân dân
- Điều 23. Huấn luyện phòng không nhân dân
- Điều 24. Diễn tập phòng không nhân dân
- Điều 25. Công trình phòng không nhân dân
- Điều 26. Hợp tác quốc tế về phòng không nhân dân
- Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 28. Nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 29. Đăng ký tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 30. Cấp phép bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 31. Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 32. Giấy phép điều khiển bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 33. Đình chỉ bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 34. Chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 35. Dự báo, thông báo, hiệp đồng, quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay
- Điều 36. Công tác bảo đảm an toàn phòng không
- Điều 37. Quản lý, bảo vệ trận địa phòng không
- Điều 38. Quản lý chướng ngại vật phòng không
- Điều 39. Tiêu chí bảo đảm an toàn phòng không
- Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với phòng không nhân dân
- Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với phòng không nhân dân
- Điều 42. Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác