Mục 1 Chương 4 Luật Phòng không nhân dân 2024
Mục 1. QUẢN LÝ TÀU BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI, PHƯƠNG TIỆN BAY KHÁC
1. Tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết khoản này.
3. Bộ Công Thương cấp phép nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
4. Việc ủy thác nhập khẩu tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác chỉ được thực hiện khi bên nhận ủy thác có giấy phép, đáp ứng điều kiện nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác.
5. Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 3 và 4 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác tại Việt Nam phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc công nhận. Đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác do Bộ Công an quản lý phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
2. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng do Bộ Quốc phòng cấp, trừ các cơ sở do Bộ Công an quản lý.
3. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận khi cơ sở đó không còn đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở kinh doanh do Bộ Quốc phòng cấp, trừ các cơ sở do Bộ Công an quản lý;
b) Đáp ứng quy định của ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
5. Việc đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định tại khoản 1 và quy định chi tiết các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 29. Đăng ký tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
1. Tàu bay không người lái, phương tiện bay khác phải được đăng ký trước khi đưa vào khai thác, sử dụng.
2. Điều kiện đăng ký được quy định như sau:
a) Đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Quốc phòng ban hành hoặc công nhận; có Giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam;
b) Đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác nhập khẩu, ngoài điều kiện quy định tại điểm a khoản này phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật khi nhập khẩu vào Việt Nam.
3. Nội dung đăng ký bao gồm:
a) Cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký;
b) Đăng ký tạm thời;
c) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký.
4. Thẩm quyền đăng ký được quy định như sau:
a) Cơ quan Công an đăng ký tàu bay không người lái, phương tiện bay khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Thẩm quyền đăng ký tàu bay không người lái, phương tiện bay khác do Bộ Quốc phòng quản lý thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
c) Bộ Công an cung cấp thông tin đăng ký tàu bay không người lái, phương tiện bay khác cho Bộ Quốc phòng để phối hợp quản lý.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1, khoản 2 và điểm c khoản 4 Điều này.
Điều 30. Cấp phép bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
1. Việc cấp phép bay phải phù hợp với thông số kỹ thuật, mục đích sử dụng của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, khả năng quản lý, điều hành, giám sát hoạt động bay và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn hàng không và lợi ích công cộng.
2. Thẩm quyền cấp phép bay được quy định như sau:
a) Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Bộ Công an cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác của Bộ Công an và thông báo đến Bộ Quốc phòng để phối hợp quản lý. Trường hợp cấp phép bay trong khu vực cấm bay, hạn chế bay và các khu vực khác có ảnh hưởng đến hoạt động bay của tàu bay quân sự thì phải được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng;
3. Tàu bay không người lái, phương tiện bay khác thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn cấp phép bay:
a) Hoạt động ngoài khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, phạm vi hoạt động trong tầm nhìn trực quan bằng mắt thường, có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn 0,25 kg để phục vụ vui chơi giải trí;
b) Hoạt động trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, tài sản của tổ chức, cá nhân theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhưng phải thông báo đến cơ quan quản lý hoạt động bay trước khi bay.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 31. Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
1. Tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được phân loại căn cứ vào thông số kỹ thuật và mục đích sử dụng.
2. Điều kiện khai thác, sử dụng được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác phải được cấp phép bay, trừ trường hợp được miễn cấp phép bay;
b) Phải dự báo, thông báo, hiệp đồng bay và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác;
c) Người trực tiếp điều khiển tàu bay không người lái, phương tiện bay khác phải đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và có Giấy phép điều khiển bay phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc giấy phép của nước ngoài cấp được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép điều khiển bay của Việt Nam công nhận, trừ trường hợp được miễn cấp phép bay quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 của Luật này;
d) Đối với người nước ngoài trực tiếp điều khiển tàu bay không người lái, phương tiện bay khác tại Việt Nam, ngoài các quy định tại các điểm a, b và c khoản này phải có đại diện tổ chức hoặc cá nhân là người Việt Nam bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
đ) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định điều kiện đối với người điều khiển tàu bay không người lái, phương tiện bay khác chuyên dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 của Điều này.
Điều 32. Giấy phép điều khiển bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
1. Giấy phép điều khiển bay bao gồm các loại sau đây:
a) Giấy phép điều khiển bay quan sát bằng thiết bị;
b) Giấy phép điều khiển bay quan sát bằng trực quan.
2. Trường hợp được miễn cấp phép bay quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 của Luật này thì không cần phải có Giấy phép điều khiển bay.
3. Cá nhân được cấp giấy phép điều khiển bay phải được đào tạo kiến thức về hàng không và kỹ năng thực hành điều khiển tàu bay không người lái, phương tiện bay khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 33. Đình chỉ bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
1. Đình chỉ bay được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Bay không đúng nội dung được cấp phép bay;
b) Vì lý do quốc phòng, an ninh và an toàn bay;
c) Người điều khiển không đủ điều kiện điều khiển bay;
d) Tàu bay không người lái, phương tiện bay khác chưa đăng ký hoặc không đúng theo đăng ký;
đ) Vi phạm điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Thẩm quyền đình chỉ bay được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đình chỉ bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong vùng trời, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý, trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác của Bộ Công an đã thông báo với Bộ Quốc phòng theo quy định;
b) Bộ trưởng Bộ Công an đình chỉ bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác do Bộ Công an cấp phép hoặc phương tiện bay xâm phạm mục tiêu do Bộ Công an bảo vệ;
c) Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Tư lệnh quân khu đình chỉ bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong phạm vi quản lý, trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác của Bộ Công an hoạt động ngoài khu vực, mục tiêu do quân đội quản lý;
d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh đình chỉ bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong phạm vi địa bàn quản lý, trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác của Bộ Công an hoạt động ngoài khu vực, mục tiêu do quân đội quản lý;
e) Chỉ huy đơn vị Công an đình chỉ bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác do cơ quan Công an cấp phép hoặc các chuyến bay, phương tiện bay khác xâm phạm mục tiêu do đơn vị Công an bảo vệ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Trên cùng một địa bàn, khu vực quản lý, mục tiêu bảo vệ, lực lượng nào phát hiện trước hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì được quyền đình chỉ bay theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 34. Chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
1. Các trường hợp chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được quy định như sau:
a) Bay khi chưa được cấp phép bay; bay vào khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay khi chưa được phép; không tuân thủ yêu cầu đình chỉ bay quy định tại Điều 33 của Luật này;
b) Xâm phạm khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay có hoạt động của tàu bay dân dụng, tàu bay quân sự;
c) Sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác tuyên truyền, kích động, lôi kéo, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác;
d) Sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác mang theo thiết bị, vũ khí, vật liệu nổ, chất cấm, vận chuyển hàng hóa trái pháp luật;
đ) Trường hợp đặc biệt khác khi có lệnh của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thẩm quyền ra lệnh chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam được quyền ra lệnh chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Chỉ huy lực lượng an ninh hàng không, Chỉ huy đơn vị Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển được quyền ra lệnh chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này trên địa bàn, khu vực quản lý;
d) Chỉ huy các đơn vị Quân đội, Công an được quyền ra lệnh chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác xâm phạm khu vực quản lý, mục tiêu bảo vệ;
đ) Tổ trưởng Tổ chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được quyền ra lệnh chế áp, tạm giữ khi phát hiện các phương tiện bay khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trên cùng một địa bàn, khu vực quản lý, mục tiêu bảo vệ, lực lượng nào phát hiện trước hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì được quyền chế áp, tạm giữ sau đó bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác.
Điều 35. Dự báo, thông báo, hiệp đồng, quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay
1. Dự báo, thông báo, hiệp đồng bay được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi thực hiện chuyến bay cho tàu bay không người lái, phương tiện bay khác phải chấp hành quy định về dự báo, thông báo, hiệp đồng bay; chịu trách nhiệm về các thông tin trong dự báo, thông báo, hiệp đồng bay;
b) Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia, Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân và các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý thông tin về cấp phép bay, dự báo, thông báo, hiệp đồng bay;
c) Bộ Công an khi thực hiện chuyến bay cho tàu bay không người lái, phương tiện bay khác do Bộ Công an cấp phép phải thông báo hiệp đồng bay đến Bộ Quốc phòng;
d) Bộ Quốc phòng cung cấp thông tin về cấp phép bay, dự báo, thông báo, hiệp đồng bay tại khu vực, mục tiêu do Bộ Công an quản lý khi có yêu cầu của Bộ Công an.
2. Quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay được quy định như sau:
a) Trung tâm Quản lý vùng trời, các trung tâm quản lý điều hành bay thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý vùng trời, quản lý, điều hành và giám sát hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong vùng trời Việt Nam;
b) Các quân khu, cơ quan quân sự các cấp, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý vùng trời, giám sát hoạt động bay và việc chấp hành các quy định về tổ chức bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong phạm vi quản lý;
c) Các đơn vị Công an khi tổ chức hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác có trách nhiệm điều hành và giám sát hoạt động bay của mình theo quy định về công tác quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật Phòng không nhân dân 2024
- Số hiệu: 49/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 27/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1529 đến số 1530
- Ngày hiệu lực: 01/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng không nhân dân
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phòng không nhân dân
- Điều 5. Nhiệm vụ phòng không nhân dân
- Điều 6. Trọng điểm phòng không nhân dân
- Điều 7. Hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng không nhân dân và quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 9. Cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân
- Điều 10. Hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân
- Điều 11. Hệ thống chỉ huy phòng không nhân dân
- Điều 12. Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân
- Điều 13. Tổ chức lực lượng phòng không nhân dân
- Điều 14. Thời hạn huy động lực lượng rộng rãi
- Điều 15. Độ tuổi huy động lực lượng rộng rãi
- Điều 16. Quản lý lực lượng rộng rãi
- Điều 17. Thẩm quyền, trình tự huy động lực lượng rộng rãi
- Điều 18. Nội dung hoạt động phòng không nhân dân
- Điều 19. Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân
- Điều 20. Xây dựng thế trận phòng không nhân dân
- Điều 21. Tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân
- Điều 22. Bồi dưỡng, tập huấn về phòng không nhân dân
- Điều 23. Huấn luyện phòng không nhân dân
- Điều 24. Diễn tập phòng không nhân dân
- Điều 25. Công trình phòng không nhân dân
- Điều 26. Hợp tác quốc tế về phòng không nhân dân
- Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 28. Nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 29. Đăng ký tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 30. Cấp phép bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 31. Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 32. Giấy phép điều khiển bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 33. Đình chỉ bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 34. Chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác
- Điều 35. Dự báo, thông báo, hiệp đồng, quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay
- Điều 36. Công tác bảo đảm an toàn phòng không
- Điều 37. Quản lý, bảo vệ trận địa phòng không
- Điều 38. Quản lý chướng ngại vật phòng không
- Điều 39. Tiêu chí bảo đảm an toàn phòng không
- Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với phòng không nhân dân
- Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với phòng không nhân dân
- Điều 42. Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác