Mục 4 Chương 4 Luật Nhà ở 2005
Mục 4. PHÁ DỠ NHÀ Ở
Điều 83. Các trường hợp nhà ở phải phá dỡ
1. Nhà ở bị hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
2. Nhà ở thuộc diện phải giải toả để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà chung cư cao tầng hết niên hạn sử dụng.
4. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Điều 84. Trách nhiệm phá dỡ nhà ở
1. Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở. Trường hợp phải giải toả nhà ở để xây dựng công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.
2. Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.
3. Việc phá dỡ nhà chung cư từ hai tầng trở lên và nhà ở khác từ bốn tầng trở lên phải do doanh nghiệp có năng lực về xây dựng thực hiện và phải có phương án phá dỡ cụ thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp khẩn cấp.
4. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.
Điều 85. Yêu cầu khi phá dỡ nhà ở
1. Phải di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực phá dỡ.
2. Phải có biển báo và giải pháp cách ly với khu vực xung quanh.
3. Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình xung quanh, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc diện không bị phá dỡ và bảo đảm vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.
Điều 86. Cưỡng chế phá dỡ nhà ở
1. Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại
2. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở đối với nhà chung cư cao tầng và nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
b) Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với nhà ở không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
3. Kinh phí cho việc cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư công trình phải chịu các chi phí cưỡng chế phá dỡ và các chi phí có liên quan đến việc phá dỡ;
b) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình không chi trả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản để bảo đảm kinh phí cho việc phá dỡ.
Điều 87. Chỗ ở của hộ gia đình, cá nhân khi nhà ở bị phá dỡ
1. Chủ sở hữu nhà ở phải tự lo chỗ ở cho mình khi nhà ở bị phá dỡ.
2. Phá dỡ nhà ở thuộc diện giải phóng mặt bằng thì chỗ ở của hộ gia đình, cá nhân được giải quyết theo chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải bảo đảm nguyên tắc chỗ ở mới của hộ gia đình, cá nhân phải bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ.
1. Bên cho thuê nhà ở phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước thời gian phá dỡ, quyền và nghĩa vụ của bên thuê nhà ở trong quá trình phá dỡ ít nhất là ba tháng trước khi thực hiện phá dỡ, trừ trường hợp khẩn cấp.
2. Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mà thời hạn thuê vẫn còn thì bên cho thuê nhà ở có trách nhiệm bố trí cho bên thuê nhà ở chỗ ở khác trong thời gian phá dỡ và xây dựng lại nhà ở, trừ trường hợp bên thuê nhà ở thoả thuận tự lo chỗ ở. Sau khi xây dựng xong, bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng. Trong trường hợp bên thuê nhà ở tự lo chỗ ở thì không phải trả tiền thuê nhà ở trong thời gian phá dỡ và xây dựng lại, thời gian phá dỡ và xây dựng lại không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở.
Điều 89. Phá dỡ nhà ở theo nhu cầu của chủ sở hữu nhà ở
1. Việc phá dỡ nhà ở theo nhu cầu của chủ sở hữu nhà ở phải tuân thủ các quy định tại
2. Việc phá dỡ nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu theo nhu cầu thì phải được hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý và phải tuân thủ các quy định tại
3. Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để xây dựng lại thì phải có dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm quyền được tái định cư và lợi ích chính đáng của các chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của pháp luật.
Luật Nhà ở 2005
- Số hiệu: 56/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 31 đến số 32
- Ngày hiệu lực: 01/07/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở
- Điều 5. Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở
- Điều 6. Chính sách phát triển nhà ở
- Điều 7. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở
- Điều 9. Chủ sở hữu nhà ở và đối tượng được sở hữu nhà ở
- Điều 10. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở
- Điều 11. Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở
- Điều 12. Ghi tên chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 13. Hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 14. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 16. Trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 17. Cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 18. Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 19. Xác nhận thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 21. Quyền của chủ sở hữu nhà ở
- Điều 22. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở
- Điều 23. Mục tiêu phát triển nhà ở
- Điều 24. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực đô thị
- Điều 25. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực nông thôn
- Điều 26. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực miền núi
- Điều 27. Chính sách phát triển nhà ở nông thôn, miền núi
- Điều 28. Hình thức phát triển nhà ở
- Điều 29. Phát triển nhà ở theo dự án
- Điều 30. Yêu cầu của dự án phát triển nhà ở
- Điều 31. Quy hoạch phát triển nhà ở
- Điều 32. Kiến trúc nhà ở
- Điều 33. Phương thức phát triển nhà ở
- Điều 34. Đối tượng và điều kiện tham gia phát triển nhà ở thương mại
- Điều 35. Đối tượng được mua, thuê nhà ở thương mại
- Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát triển nhà ở thương mại
- Điều 37. Đất để phát triển nhà ở thương mại
- Điều 38. Nguồn vốn để phát triển nhà ở thương mại
- Điều 39. Mua bán, cho thuê nhà ở thương mại
- Điều 40. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở thương mại
- Điều 41. Hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 42. Yêu cầu phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 43. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong phát triển nhà ở riêng lẻ
- Điều 44. Hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở
- Điều 45. Quỹ nhà ở xã hội
- Điều 46. Yêu cầu phát triển nhà ở xã hội
- Điều 47. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội
- Điều 48. Quy hoạch phát triển nhà ở xã hội
- Điều 49. Đất để phát triển nhà ở xã hội
- Điều 50. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội
- Điều 51. Xây dựng và quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội
- Điều 52. Nguồn vốn đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội
- Điều 53. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở xã hội
- Điều 54. Đối tượng và điều kiện được thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 55. Quy trình xét duyệt đối tượng thuê, thuê mua
- Điều 56. Xác định giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 57. Nguyên tắc thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 58. Quỹ nhà ở công vụ
- Điều 59. Trách nhiệm phát triển quỹ nhà ở công vụ
- Điều 60. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ
- Điều 61. Nguyên tắc quản lý quỹ nhà ở công vụ
- Điều 62. Đối tượng thuộc diện chính sách xã hội được hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện nhà ở
- Điều 63. Điều kiện được hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện nhà ở
- Điều 64. Hình thức hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện nhà ở
- Điều 65. Nội dung quản lý việc sử dụng nhà ở
- Điều 66. Lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở
- Điều 67. Bảo hiểm nhà ở
- Điều 68. Trách nhiệm của chủ sở hữu nhà ở trong việc sử dụng nhà ở
- Điều 69. Trách nhiệm của người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu
- Điều 70. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư
- Điều 71. Tổ chức quản lý việc sử dụng nhà chung cư
- Điều 72. Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị
- Điều 73. Doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 74. Bảo hành nhà ở
- Điều 75. Bảo trì nhà ở
- Điều 76. Cải tạo nhà ở
- Điều 77. Yêu cầu về bảo trì, cải tạo nhà ở
- Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong bảo trì, cải tạo nhà ở
- Điều 79. Bảo trì, cải tạo nhà ở đang cho thuê
- Điều 80. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 81. Bảo trì, cải tạo nhà chung cư
- Điều 82. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 83. Các trường hợp nhà ở phải phá dỡ
- Điều 84. Trách nhiệm phá dỡ nhà ở
- Điều 85. Yêu cầu khi phá dỡ nhà ở
- Điều 86. Cưỡng chế phá dỡ nhà ở
- Điều 87. Chỗ ở của hộ gia đình, cá nhân khi nhà ở bị phá dỡ
- Điều 88. Phá dỡ nhà ở đang cho thuê
- Điều 89. Phá dỡ nhà ở theo nhu cầu của chủ sở hữu nhà ở
- Điều 90. Các hình thức giao dịch về nhà ở
- Điều 91. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
- Điều 92. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
- Điều 93. Trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở
- Điều 94. Giá mua bán nhà ở
- Điều 95. Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần
- Điều 96. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 97. Mua bán nhà ở đang cho thuê
- Điều 98. Mua trước nhà ở
- Điều 99. Giá cho thuê nhà ở
- Điều 100. Cho thuê nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 101. Cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 102. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
- Điều 103. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
- Điều 104. Quyền tiếp tục thuê nhà ở
- Điều 109. Đổi nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 110. Đổi nhà ở đang cho thuê
- Điều 111. Thanh toán giá trị chênh lệch
- Điều 112. Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất
- Điều 113. Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần
- Điều 114. Điều kiện thế chấp nhà ở
- Điều 115. Thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 116. Thế chấp nhà ở đang cho thuê
- Điều 117. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thế chấp nhà ở
- Điều 118. Xử lý nhà ở thế chấp
- Điều 119. Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 120. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở
- Điều 121. Nội dung uỷ quyền quản lý nhà ở
- Điều 122. Uỷ quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 123. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở
- Điều 124. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở
- Điều 125. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 127. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 128. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 129. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 130. Các quy định khác áp dụng đối với chủ sở hữu nhà ở
- Điều 131. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở
- Điều 132. Điều kiện của nhà ở cho thuê
- Điều 133. Các quy định khác về cho thuê nhà ở
- Điều 134. Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở
- Điều 135. Định hướng, chương trình và quy hoạch phát triển nhà ở
- Điều 136. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở
- Điều 137. Cho phép, đình chỉ xây dựng, cải tạo nhà ở
- Điều 138. Công nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 139. Quản lý hồ sơ nhà ở
- Điều 140. Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở
- Điều 141. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở
- Điều 142. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển và quản lý nhà ở
- Điều 143. Quản lý hoạt động môi giới nhà ở
- Điều 144. Quản lý hoạt động dịch vụ công về nhà ở
- Điều 145. Thanh tra thực hiện pháp luật về nhà ở
- Điều 146. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở