Chương 2 Luật Nhà ở 2005
Điều 9. Chủ sở hữu nhà ở và đối tượng được sở hữu nhà ở
a) Tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
Tổ chức, cá nhân có các điều kiện sau đây được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:
1. Thuộc đối tượng quy định tại
2. Có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua bán, tặng cho, thừa kế, đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
a) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
b) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại khoản này được gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Điều 12. Ghi tên chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Nhà ở thuộc sở hữu của một tổ chức thì ghi tên tổ chức đó.
2. Nhà ở thuộc sở hữu của một cá nhân thì ghi tên người đó.
3. Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì ghi tên người được các chủ sở hữu thoả thuận cho đứng tên trong giấy chứng nhận, nếu không có thoả thuận thì ghi đủ tên các chủ sở hữu nhà ở đó; trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì ghi đủ tên của cả vợ và chồng, trường hợp có vợ hoặc chồng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì chỉ ghi tên người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
4. Nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì ghi tên từng chủ sở hữu đối với phần sở hữu riêng và giấy chứng nhận đối với nhà ở đó được cấp cho từng chủ sở hữu.
Điều 13. Hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở không còn hiệu lực pháp lý trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà ở bị tiêu huỷ hoặc bị phá dỡ;
b) Nhà ở bị tịch thu hoặc trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Nhà ở được xây dựng trên đất thuê đã hết thời hạn thuê đất mà không được gia hạn thuê tiếp hoặc không được chuyển sang hình thức giao đất để sử dụng ổn định lâu dài;
d) Nhà ở đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nhưng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi do cấp không đúng thẩm quyền, người được cấp giấy chứng nhận không đúng đối tượng, nhà ở được ghi trong giấy chứng nhận không đúng với hiện trạng khi cấp giấy hoặc nhà ở xây dựng trong khu vực đã bị cấm xây dựng nhà ở;
Điều 14. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho tổ chức. Trường hợp chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho cá nhân.
Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
b) Bản sao một trong các giấy tờ: giấy phép xây dựng; quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở; Giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; thoả thuận đồng ý bằng văn bản của chủ sử dụng đất ở đối với trường hợp chủ sở hữu nhà ở không phải là chủ sử dụng đất ở mà nhà ở được xây dựng tại các khu vực không thuộc diện phải có giấy phép xây dựng; giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thanh lý, hoá giá nhà ở; hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội; quyết định trao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương; giấy tờ về thừa kế nhà ở; bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về sở hữu nhà ở; giấy tờ xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) đối với các trường hợp khác, trừ nhà ở thuộc các khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Sơ đồ nhà ở, đất ở.
2. Chính phủ quy định cụ thể các loại giấy tờ về tạo lập nhà ở quy định tại Điều này phù hợp với từng trường hợp, từng thời kỳ, từng loại nhà ở tại khu vực đô thị và nông thôn.
Điều 16. Trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tại khu vực đô thị, việc nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định như sau:
a) Tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh;
b) Cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.
2. Tại khu vực nông thôn, việc nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định như sau:
a) Tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh;
b) Cá nhân nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.
Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.
3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu nhà ở.
Chủ sở hữu nhà ở nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy uỷ quyền của chủ sở hữu nhà ở có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
4. Khi nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, chủ sở hữu nhà ở phải nộp giấy tờ gốc của bản sao trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quy định tại
Tại khu vực nông thôn, Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm thu giấy tờ gốc quy định tại khoản này đối với những trường hợp chủ sở hữu nhà ở nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại Uỷ ban nhân dân xã. Trong thời hạn mười ngày làm việc, Uỷ ban nhân dân xã phải nộp giấy tờ gốc cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện để đưa vào hồ sơ lưu trữ.
Điều 17. Cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Chủ sở hữu nhà ở bị mất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận và nộp cho cơ quan quản lý nhà ở của cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ lý do mất giấy chứng nhận và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình;
b) Giấy tờ xác nhận về việc mất giấy chứng nhận của cơ quan công an cấp xã nơi mất giấy kèm theo giấy tờ chứng minh đã đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng một lần đối với khu vực đô thị hoặc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã trong thời hạn mười ngày làm việc đối với khu vực nông thôn, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng là giấy chứng nhận bị tiêu huỷ do thiên tai, hoả hoạn.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ mà chủ sở hữu nhà ở không tìm lại được giấy chứng nhận thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu nhà ở.
Điều 18. Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bị hư hỏng, rách nát hoặc đã ghi hết trang xác nhận thay đổi thì chủ sở hữu nhà ở được cấp đổi giấy chứng nhận.
2. Chủ sở hữu nhà ở có đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũ và nộp cho cơ quan quản lý nhà ở cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu nhà ở.
Điều 19. Xác nhận thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Việc xác nhận thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được thực hiện khi có sự thay đổi về diện tích, tầng cao, kết cấu chính nhà ở; tách, nhập thửa đất đối với trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại
2. Chủ sở hữu nhà ở phải có bản kê khai về nội dung thay đổi kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và nộp cho cơ quan quản lý nhà ở cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác nhận nội dung thay đổi vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giao lại cho chủ sở hữu nhà ở.
Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận quy định tại các
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có giấy biên nhận về việc tổ chức, cá nhân đã nộp đủ hồ sơ, trong đó ghi rõ ngày giao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận trong thời gian quy định tại các
3. Cơ quan quản lý nhà ở cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phải lập và quản lý sổ theo dõi sở hữu nhà ở. Nội dung của sổ theo dõi sở hữu nhà ở phải bảo đảm yêu cầu theo dõi được việc cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và xác nhận những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận.
Điều 21. Quyền của chủ sở hữu nhà ở
1. Chiếm hữu đối với nhà ở.
2. Sử dụng nhà ở.
3. Bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật.
4. Bảo trì, cải tạo, phá dỡ hoặc xây dựng lại nhà ở và sử dụng không gian của nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc và các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm quyền sở hữu nhà ở hợp pháp của mình.
7. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở
2. Quản lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở của mình theo quy định của pháp luật nhưng không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
3. Thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật khi bán, cho thuê, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở.
4. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật khi được Nhà nước cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận và trong quá trình sử dụng nhà ở.
5. Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, về việc giải toả, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở hoặc khi Nhà nước trưng dụng, trưng mua, mua trước nhà ở.
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Luật Nhà ở 2005
- Số hiệu: 56/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 31 đến số 32
- Ngày hiệu lực: 01/07/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở
- Điều 5. Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở
- Điều 6. Chính sách phát triển nhà ở
- Điều 7. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở
- Điều 9. Chủ sở hữu nhà ở và đối tượng được sở hữu nhà ở
- Điều 10. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở
- Điều 11. Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở
- Điều 12. Ghi tên chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 13. Hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 14. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 16. Trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 17. Cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 18. Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 19. Xác nhận thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 21. Quyền của chủ sở hữu nhà ở
- Điều 22. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở
- Điều 23. Mục tiêu phát triển nhà ở
- Điều 24. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực đô thị
- Điều 25. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực nông thôn
- Điều 26. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực miền núi
- Điều 27. Chính sách phát triển nhà ở nông thôn, miền núi
- Điều 28. Hình thức phát triển nhà ở
- Điều 29. Phát triển nhà ở theo dự án
- Điều 30. Yêu cầu của dự án phát triển nhà ở
- Điều 31. Quy hoạch phát triển nhà ở
- Điều 32. Kiến trúc nhà ở
- Điều 33. Phương thức phát triển nhà ở
- Điều 34. Đối tượng và điều kiện tham gia phát triển nhà ở thương mại
- Điều 35. Đối tượng được mua, thuê nhà ở thương mại
- Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát triển nhà ở thương mại
- Điều 37. Đất để phát triển nhà ở thương mại
- Điều 38. Nguồn vốn để phát triển nhà ở thương mại
- Điều 39. Mua bán, cho thuê nhà ở thương mại
- Điều 40. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở thương mại
- Điều 41. Hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 42. Yêu cầu phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 43. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong phát triển nhà ở riêng lẻ
- Điều 44. Hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở
- Điều 45. Quỹ nhà ở xã hội
- Điều 46. Yêu cầu phát triển nhà ở xã hội
- Điều 47. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội
- Điều 48. Quy hoạch phát triển nhà ở xã hội
- Điều 49. Đất để phát triển nhà ở xã hội
- Điều 50. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội
- Điều 51. Xây dựng và quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội
- Điều 52. Nguồn vốn đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội
- Điều 53. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở xã hội
- Điều 54. Đối tượng và điều kiện được thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 55. Quy trình xét duyệt đối tượng thuê, thuê mua
- Điều 56. Xác định giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 57. Nguyên tắc thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 58. Quỹ nhà ở công vụ
- Điều 59. Trách nhiệm phát triển quỹ nhà ở công vụ
- Điều 60. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ
- Điều 61. Nguyên tắc quản lý quỹ nhà ở công vụ
- Điều 62. Đối tượng thuộc diện chính sách xã hội được hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện nhà ở
- Điều 63. Điều kiện được hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện nhà ở
- Điều 64. Hình thức hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện nhà ở
- Điều 65. Nội dung quản lý việc sử dụng nhà ở
- Điều 66. Lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở
- Điều 67. Bảo hiểm nhà ở
- Điều 68. Trách nhiệm của chủ sở hữu nhà ở trong việc sử dụng nhà ở
- Điều 69. Trách nhiệm của người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu
- Điều 70. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư
- Điều 71. Tổ chức quản lý việc sử dụng nhà chung cư
- Điều 72. Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị
- Điều 73. Doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 74. Bảo hành nhà ở
- Điều 75. Bảo trì nhà ở
- Điều 76. Cải tạo nhà ở
- Điều 77. Yêu cầu về bảo trì, cải tạo nhà ở
- Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong bảo trì, cải tạo nhà ở
- Điều 79. Bảo trì, cải tạo nhà ở đang cho thuê
- Điều 80. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 81. Bảo trì, cải tạo nhà chung cư
- Điều 82. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 83. Các trường hợp nhà ở phải phá dỡ
- Điều 84. Trách nhiệm phá dỡ nhà ở
- Điều 85. Yêu cầu khi phá dỡ nhà ở
- Điều 86. Cưỡng chế phá dỡ nhà ở
- Điều 87. Chỗ ở của hộ gia đình, cá nhân khi nhà ở bị phá dỡ
- Điều 88. Phá dỡ nhà ở đang cho thuê
- Điều 89. Phá dỡ nhà ở theo nhu cầu của chủ sở hữu nhà ở
- Điều 90. Các hình thức giao dịch về nhà ở
- Điều 91. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
- Điều 92. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
- Điều 93. Trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở
- Điều 94. Giá mua bán nhà ở
- Điều 95. Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần
- Điều 96. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 97. Mua bán nhà ở đang cho thuê
- Điều 98. Mua trước nhà ở
- Điều 99. Giá cho thuê nhà ở
- Điều 100. Cho thuê nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 101. Cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 102. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
- Điều 103. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
- Điều 104. Quyền tiếp tục thuê nhà ở
- Điều 109. Đổi nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 110. Đổi nhà ở đang cho thuê
- Điều 111. Thanh toán giá trị chênh lệch
- Điều 112. Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất
- Điều 113. Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần
- Điều 114. Điều kiện thế chấp nhà ở
- Điều 115. Thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 116. Thế chấp nhà ở đang cho thuê
- Điều 117. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thế chấp nhà ở
- Điều 118. Xử lý nhà ở thế chấp
- Điều 119. Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 120. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở
- Điều 121. Nội dung uỷ quyền quản lý nhà ở
- Điều 122. Uỷ quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 123. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở
- Điều 124. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở
- Điều 125. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 127. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 128. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 129. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 130. Các quy định khác áp dụng đối với chủ sở hữu nhà ở
- Điều 131. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở
- Điều 132. Điều kiện của nhà ở cho thuê
- Điều 133. Các quy định khác về cho thuê nhà ở
- Điều 134. Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở
- Điều 135. Định hướng, chương trình và quy hoạch phát triển nhà ở
- Điều 136. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở
- Điều 137. Cho phép, đình chỉ xây dựng, cải tạo nhà ở
- Điều 138. Công nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 139. Quản lý hồ sơ nhà ở
- Điều 140. Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở
- Điều 141. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở
- Điều 142. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển và quản lý nhà ở
- Điều 143. Quản lý hoạt động môi giới nhà ở
- Điều 144. Quản lý hoạt động dịch vụ công về nhà ở
- Điều 145. Thanh tra thực hiện pháp luật về nhà ở
- Điều 146. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở