Mục 2 Chương 3 Luật Nhà ở 2005
Điều 34. Đối tượng và điều kiện tham gia phát triển nhà ở thương mại
1. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đều được quyền tham gia đầu tư phát triển nhà ở thương mại.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư phát triển nhà ở thương mại phải có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Điều 35. Đối tượng được mua, thuê nhà ở thương mại
1. Tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở, được thuê nhà ở tại Việt Nam quy định tại
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở, được thuê nhà ở tại Việt Nam quy định tại
Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát triển nhà ở thương mại
1. Thực hiện các quy định về phát triển nhà ở theo dự án.
2. Bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng của dự án đã được phê duyệt.
3. Công khai tại trụ sở Ban quản lý dự án, địa điểm có dự án và trên phương tiện thông tin đại chúng về quy hoạch chi tiết của dự án, số lượng nhà ở bán, cho thuê; số lượng nhà ở đã bán, cho thuê; số lượng nhà ở còn lại; giá bán, giá cho thuê; phương thức thanh toán; thủ tục đăng ký mua, thuê nhà ở, điều kiện được mua, thuê nhà ở.
4. Phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua và bàn giao cho người mua nhà ở các hồ sơ liên quan đến nhà ở đó. Trường hợp cho thuê nhà ở thì tổ chức, cá nhân phát triển nhà ở thương mại có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở theo quy định tại
5. Báo cáo kết quả thực hiện dự án theo định kỳ và khi kết thúc dự án cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án.
Điều 37. Đất để phát triển nhà ở thương mại
1. Tổ chức, cá nhân được sử dụng đất do Nhà nước giao, cho thuê hoặc do nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về đất đai để đầu tư phát triển nhà ở thương mại.
2. Dự án phát triển nhà ở thương mại có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên đăng ký tham gia làm chủ đầu tư thì phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư. Việc chuyển quyền sử dụng đất trong các dự án phát triển nhà ở hoặc dự án khu đô thị mới đã đầu tư xây dựng hạ tầng phải bảo đảm công khai và thực hiện theo phương thức đấu giá.
3. Việc đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Nguồn vốn để phát triển nhà ở thương mại
1. Vốn của chủ đầu tư.
2. Vốn liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân khác.
3. Vốn vay của tổ chức tín dụng.
4. Vốn từ tiền ứng trước của bên có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở.
5. Vốn huy động từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Mua bán, cho thuê nhà ở thương mại
1. Phương thức mua bán, cho thuê nhà ở thương mại được thực hiện thông qua hình thức trả tiền một lần hoặc trả chậm, trả dần.
Trường hợp chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng. Tổng số tiền huy động trước khi bàn giao nhà ở cho người có nhu cầu không được vượt quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng.
2. Trình tự, thủ tục mua bán, cho thuê nhà ở thương mại được thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này.
3. Giá mua bán, cho thuê nhà ở thương mại, phương thức thanh toán do các bên thoả thuận trong hợp đồng.
Điều 40. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở thương mại
Nhà ở thương mại phải được thiết kế bảo đảm những tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về xây dựng và những tiêu chuẩn sau đây:
1. Nhà chung cư phải thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ không thấp hơn 45m2;
2. Nhà ở riêng lẻ xây dựng liền kề trong các dự án phải bảo đảm diện tích xây dựng không thấp hơn 50m2 và có chiều ngang mặt tiền không nhỏ hơn 5m;
3. Nhà biệt thự không được xây dựng quá ba tầng và diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất.
Luật Nhà ở 2005
- Số hiệu: 56/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 31 đến số 32
- Ngày hiệu lực: 01/07/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở
- Điều 5. Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở
- Điều 6. Chính sách phát triển nhà ở
- Điều 7. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở
- Điều 9. Chủ sở hữu nhà ở và đối tượng được sở hữu nhà ở
- Điều 10. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở
- Điều 11. Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở
- Điều 12. Ghi tên chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 13. Hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 14. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 16. Trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 17. Cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 18. Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 19. Xác nhận thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 21. Quyền của chủ sở hữu nhà ở
- Điều 22. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở
- Điều 23. Mục tiêu phát triển nhà ở
- Điều 24. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực đô thị
- Điều 25. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực nông thôn
- Điều 26. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực miền núi
- Điều 27. Chính sách phát triển nhà ở nông thôn, miền núi
- Điều 28. Hình thức phát triển nhà ở
- Điều 29. Phát triển nhà ở theo dự án
- Điều 30. Yêu cầu của dự án phát triển nhà ở
- Điều 31. Quy hoạch phát triển nhà ở
- Điều 32. Kiến trúc nhà ở
- Điều 33. Phương thức phát triển nhà ở
- Điều 34. Đối tượng và điều kiện tham gia phát triển nhà ở thương mại
- Điều 35. Đối tượng được mua, thuê nhà ở thương mại
- Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát triển nhà ở thương mại
- Điều 37. Đất để phát triển nhà ở thương mại
- Điều 38. Nguồn vốn để phát triển nhà ở thương mại
- Điều 39. Mua bán, cho thuê nhà ở thương mại
- Điều 40. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở thương mại
- Điều 41. Hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 42. Yêu cầu phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 43. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong phát triển nhà ở riêng lẻ
- Điều 44. Hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở
- Điều 45. Quỹ nhà ở xã hội
- Điều 46. Yêu cầu phát triển nhà ở xã hội
- Điều 47. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội
- Điều 48. Quy hoạch phát triển nhà ở xã hội
- Điều 49. Đất để phát triển nhà ở xã hội
- Điều 50. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội
- Điều 51. Xây dựng và quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội
- Điều 52. Nguồn vốn đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội
- Điều 53. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở xã hội
- Điều 54. Đối tượng và điều kiện được thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 55. Quy trình xét duyệt đối tượng thuê, thuê mua
- Điều 56. Xác định giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 57. Nguyên tắc thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 58. Quỹ nhà ở công vụ
- Điều 59. Trách nhiệm phát triển quỹ nhà ở công vụ
- Điều 60. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ
- Điều 61. Nguyên tắc quản lý quỹ nhà ở công vụ
- Điều 62. Đối tượng thuộc diện chính sách xã hội được hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện nhà ở
- Điều 63. Điều kiện được hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện nhà ở
- Điều 64. Hình thức hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện nhà ở
- Điều 65. Nội dung quản lý việc sử dụng nhà ở
- Điều 66. Lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở
- Điều 67. Bảo hiểm nhà ở
- Điều 68. Trách nhiệm của chủ sở hữu nhà ở trong việc sử dụng nhà ở
- Điều 69. Trách nhiệm của người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu
- Điều 70. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư
- Điều 71. Tổ chức quản lý việc sử dụng nhà chung cư
- Điều 72. Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị
- Điều 73. Doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 74. Bảo hành nhà ở
- Điều 75. Bảo trì nhà ở
- Điều 76. Cải tạo nhà ở
- Điều 77. Yêu cầu về bảo trì, cải tạo nhà ở
- Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong bảo trì, cải tạo nhà ở
- Điều 79. Bảo trì, cải tạo nhà ở đang cho thuê
- Điều 80. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 81. Bảo trì, cải tạo nhà chung cư
- Điều 82. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 83. Các trường hợp nhà ở phải phá dỡ
- Điều 84. Trách nhiệm phá dỡ nhà ở
- Điều 85. Yêu cầu khi phá dỡ nhà ở
- Điều 86. Cưỡng chế phá dỡ nhà ở
- Điều 87. Chỗ ở của hộ gia đình, cá nhân khi nhà ở bị phá dỡ
- Điều 88. Phá dỡ nhà ở đang cho thuê
- Điều 89. Phá dỡ nhà ở theo nhu cầu của chủ sở hữu nhà ở
- Điều 90. Các hình thức giao dịch về nhà ở
- Điều 91. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
- Điều 92. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
- Điều 93. Trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở
- Điều 94. Giá mua bán nhà ở
- Điều 95. Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần
- Điều 96. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 97. Mua bán nhà ở đang cho thuê
- Điều 98. Mua trước nhà ở
- Điều 99. Giá cho thuê nhà ở
- Điều 100. Cho thuê nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 101. Cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 102. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
- Điều 103. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
- Điều 104. Quyền tiếp tục thuê nhà ở
- Điều 109. Đổi nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 110. Đổi nhà ở đang cho thuê
- Điều 111. Thanh toán giá trị chênh lệch
- Điều 112. Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất
- Điều 113. Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần
- Điều 114. Điều kiện thế chấp nhà ở
- Điều 115. Thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 116. Thế chấp nhà ở đang cho thuê
- Điều 117. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thế chấp nhà ở
- Điều 118. Xử lý nhà ở thế chấp
- Điều 119. Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 120. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở
- Điều 121. Nội dung uỷ quyền quản lý nhà ở
- Điều 122. Uỷ quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 123. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở
- Điều 124. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở
- Điều 125. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 127. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 128. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 129. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 130. Các quy định khác áp dụng đối với chủ sở hữu nhà ở
- Điều 131. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở
- Điều 132. Điều kiện của nhà ở cho thuê
- Điều 133. Các quy định khác về cho thuê nhà ở
- Điều 134. Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở
- Điều 135. Định hướng, chương trình và quy hoạch phát triển nhà ở
- Điều 136. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở
- Điều 137. Cho phép, đình chỉ xây dựng, cải tạo nhà ở
- Điều 138. Công nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 139. Quản lý hồ sơ nhà ở
- Điều 140. Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở
- Điều 141. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở
- Điều 142. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển và quản lý nhà ở
- Điều 143. Quản lý hoạt động môi giới nhà ở
- Điều 144. Quản lý hoạt động dịch vụ công về nhà ở
- Điều 145. Thanh tra thực hiện pháp luật về nhà ở
- Điều 146. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở