Chương 5 Luật Kiểm toán nhà nước 2015
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN
Điều 55. Đơn vị được kiểm toán
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan khác của Nhà nước ở địa phương.
4. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
5. Đơn vị quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia; quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
6. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinh phí, ngân quỹ nhà nước.
7. Đơn vị sự nghiệp công lập.
8. Tổ chức quản lý tài sản quốc gia.
9. Ban quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
10. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, khi cần thiết, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.
11. Đơn vị nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơn vị có công nợ được Nhà nước bảo lãnh mà không phải là doanh nghiệp có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Các đơn vị này có thể thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán; doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện việc kiểm toán theo chuẩn mực, quy trình kiểm toán nhà nước và gửi báo cáo kiểm toán cho Kiểm toán nhà nước.
12. Cơ quan được giao quản lý, sử dụng nợ công.
Điều 56. Quyền của đơn vị được kiểm toán
1. Yêu cầu Đoàn kiểm toán xuất trình quyết định kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước.
2. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán; đề nghị thay thế thành viên Đoàn kiểm toán khi có bằng chứng cho rằng thành viên đó không trung thực, khách quan trong khi làm nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán theo quy định tại
3. Giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo báo cáo kiểm toán nếu xét thấy chưa phù hợp.
6. Yêu cầu Kiểm toán nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 57. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán
1. Chấp hành quyết định kiểm toán.
2. Lập và gửi đầy đủ, kịp thời báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện, quyết toán vốn, quản lý dự án đầu tư; kế hoạch thu, chi; báo cáo tình hình chấp hành và quyết toán ngân sách cho Kiểm toán nhà nước theo yêu cầu.
3. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
4. Trả lời và giải trình đầy đủ, kịp thời các vấn đề do Đoàn kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước yêu cầu liên quan đến nội dung kiểm toán.
5. Ký biên bản kiểm toán.
6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; thực hiện biện pháp để khắc phục yếu kém trong hoạt động của mình theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện kết luận, kiến nghị đó cho Kiểm toán nhà nước.
1. Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí năm sau cho Kiểm toán nhà nước.
2. Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm cho Kiểm toán nhà nước.
3. Tổng Kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về thời gian, nơi nhận báo cáo theo quy định của pháp luật.
Luật Kiểm toán nhà nước 2015
- Số hiệu: 81/2015/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 24/06/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 865 đến số 866
- Ngày hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
- Điều 6. Chuẩn mực kiểm toán nhà nước
- Điều 7. Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Chức năng của Kiểm toán nhà nước
- Điều 10. Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước
- Điều 11. Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
- Điều 12. Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 13. Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 14. Quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 15. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 16. Tổ chức của Kiểm toán nhà nước
- Điều 17. Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng
- Điều 18. Thành lập và giải thể Hội đồng Kiểm toán nhà nước
- Điều 19. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Kiểm toán nhà nước
- Điều 20. Các ngạch Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 21. Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 22. Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 23. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên
- Điều 24. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính
- Điều 25. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên cao cấp
- Điều 26. Thẻ Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 27. Miễn nhiệm Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 28. Các trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán
- Điều 29. Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước
- Điều 30. Căn cứ để ban hành quyết định kiểm toán
- Điều 31. Quyết định kiểm toán
- Điều 32. Nội dung kiểm toán
- Điều 33. Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 36. Thành lập và giải thể Đoàn kiểm toán
- Điều 37. Thành phần Đoàn kiểm toán
- Điều 38. Tiêu chuẩn Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán và Tổ trưởng Tổ kiểm toán
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán
- Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Phó trưởng Đoàn kiểm toán
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ kiểm toán
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 43. Nhiệm vụ và trách nhiệm của thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 44. Các bước của quy trình kiểm toán
- Điều 45. Chuẩn bị kiểm toán
- Điều 46. Thực hiện kiểm toán
- Điều 47. Lập và gửi báo cáo kiểm toán
- Điều 48. Lập và gửi báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước
- Điều 49. Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán
- Điều 50. Công khai báo cáo kiểm toán
- Điều 51. Công khai báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
- Điều 55. Đơn vị được kiểm toán
- Điều 56. Quyền của đơn vị được kiểm toán
- Điều 57. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán
- Điều 58. Trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí của các đơn vị được kiểm toán
- Điều 59. Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước
- Điều 60. Biên chế của Kiểm toán nhà nước
- Điều 61. Đầu tư hiện đại hóa hoạt động của Kiểm toán nhà nước
- Điều 62. Chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán nhà nước
- Điều 63. Quốc hội với Kiểm toán nhà nước
- Điều 64. Chính phủ với Kiểm toán nhà nước
- Điều 65. Trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân
- Điều 66. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân
- Điều 67. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân
- Điều 68. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước