Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30-LCT/HĐNN8 | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 1989 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985.
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Phần chung Bộ luật hình sự.
1- Đoạn 3 Điều 23 được bổ sung như sau:
Mức phạt tiền được quyết định theo mức độ nghiêm trọng của tội đã phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả.
2- Điều 41 được sửa đổi như sau:
Điều 41. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội.
Khi xét xử cùng một lần người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội. Hình phạt chung không được vượt mức cao nhất của loại hình phạt đã tuyên.
3- Đoạn 1 của khoản 1 Điều 42 về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, được sửa đổi như sau:
1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này thì Toà án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượt mức cao nhất của loại hình phạt đã tuyên.
4- Khoản 5 Điều 44 về án treo được sửa đổi như sau:
5. Nếu trong thời gian thử thách, người bị án treo phạm tội mới do vô ý và bị xử phạt tù hoặc phạm tội mới do cố ý thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định ở khoản 2 Điều 42.
5- Khoản 2 Điều 53 về đương nhiên được xoá án, được sửa đổi như sau:
2. Người được hưởng án treo mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ ngày hết thời gian thử thách.
Điều 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự.
2- Mức tiền phạt tại các điều 90, 91, 100, 126, 142, 179, 185, 215, 218 được sửa đổi như sau:
a) Ở khoản 1 Điều 90 về tội vi phạm các quy định về hàng không: năm trăm triệu đồng (500.000.000 đồng);
b) Ở khoản 2 Điều 90: Một tỷ đồng (1.000.000.000 đồng);
c) Ở khoản 1 Điều 91 về tội vi phạm các quy định về hàng hải: ba trăm triệu đồng (300.000.000 đồng);
d) Ở khoản 2 Điều 91: tám trăm triệu đồng (800.000.000 đồng);
e) Ở Điều 126 về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh: năm triệu đồng (5.000.000 đồng);
h) Ở Điều 179 về tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong lòng đất, trong các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam: một tỷ đồng (1.000.000.000 đồng);
Ở đoạn 2 của khoản 1 Điều 185: một tỷ đồng (1.000.000.000 đồng);
k) Ở Điều 215 về tội vi phạm các quy định về xuất bản, và phát hành sách, báo, ấn phẩm khác: từ hai trăm năm mươi nghìn đồng (250.000 đồng) đến mười triệu đồng (10.000.000 đồng);
3- Bổ sung một điều mới như sau:
Điều 96a. Tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý.
1- Người nào sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển các chất ma tuý trái với quy định của Nhà nước thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội;
c) Hàng phạm pháp có số lượng lớn hoặc giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
4- Khoản 2 Điều 101 về tội giết người được sửa đổi như sau:
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định ở khoản 1 Điều này hoặc không có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm.
5- Điều 109 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 109. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của người khác;
b) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
d) Gây thương tích cho nhiều người hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người.
3. Phạm tội gây cố tật nặng, dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định ở điểm a khoản 2 hoặc ở khoản 3 Điều này mà do bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân hoặc trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
6- Điều 114 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 114. Tội giao cấu với người dưới 16 tuổi.
1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Giao cấu với nhiều người hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
7- Điều 151 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 151. Tội cướp tài sản của công dân.
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;
b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội trong trường hợp gây thương tích nặng, gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của người khác, gây chết người, tái phạm nguy hiểm hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
8- Điều 165 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 165. Tội đầu cơ.
1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo mua vét hàng hoá nhằm bán lại thu lợi bất chính thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội;
c) Hàng phạm pháp có số lượng lớn hoặc giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn;
d) Lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
9- Tội danh và khoản 1 Điều 166 được sửa đổi như sau:
Điều 166. Tội buôn bán hàng cấm.
1. Người nào buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
10- Điều 169. được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 169. Tội trốn thuế.
1. Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
11- Điều 174 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 174. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế do Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989.
Võ Chí Công (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ luật Hình sự do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an ban hành
- 2Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự sửa đổi do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ nội vụ ban hành
- 3Chỉ thị 54-V3/CT năm 1990 về xử lý tội phạm hình sự trong tình hình mới do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Thông tư liên tịch 21/2004/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi mua, bán, sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng do Bộ công an, Toà án Nhân dân tối cao, viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ tư pháp ban hành
- 5Chỉ thị 03/BYT-CT năm 1992 về xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất buôn bán thuốc giả do Bộ Y tế ban hành
- 6Bộ Luật Hình sự 1999
- 7Chỉ thị 04/2000/CT-TTg về tổ chức thi hành Bộ luật Hình sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn số 62/2001/KHXX về việc trả lời một số trường hợp ly hôn do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 9Chỉ thị 01/CT năm 1996 về công tác kiểm sát phục vụ việc tăng cường quản lý bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Kế hoạch số 02/KSĐT-AN về việc công tác kiểm sát phục vụ nhiệm vụ phòng, chống các tệ nạn xã hội do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11Chỉ thị 06/CT/TW năm 1996 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy do Ban Chấp hành trung ương Đảng ban hành
- 12Chỉ thị 04/CT-TV về công tác kiểm sát phục vụ chỉ thị 06/CT-TW về phòng, chống và kiểm soát ma túy do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ luật Hình sự do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an ban hành
- 2Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự sửa đổi do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ nội vụ ban hành
- 3THông tư liên tịch 01-VKSND-TAND-BNV-BTP/TTLT năm 1990 hướng dẫn Bộ Luật Hình sự sửa đổi do Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ - Bộ Tư pháp cùng ban hành
- 4Chỉ thị 54-V3/CT năm 1990 về xử lý tội phạm hình sự trong tình hình mới do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Thông tư liên tịch 21/2004/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi mua, bán, sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng do Bộ công an, Toà án Nhân dân tối cao, viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ tư pháp ban hành
- 6Hiến pháp năm 1980
- 7Nghị quyết về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội ban hành
- 8Chỉ thị 03/BYT-CT năm 1992 về xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất buôn bán thuốc giả do Bộ Y tế ban hành
- 9Chỉ thị 04/2000/CT-TTg về tổ chức thi hành Bộ luật Hình sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Công văn số 62/2001/KHXX về việc trả lời một số trường hợp ly hôn do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 11Chỉ thị 01/CT năm 1996 về công tác kiểm sát phục vụ việc tăng cường quản lý bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 12Kế hoạch số 02/KSĐT-AN về việc công tác kiểm sát phục vụ nhiệm vụ phòng, chống các tệ nạn xã hội do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 13Chỉ thị 06/CT/TW năm 1996 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy do Ban Chấp hành trung ương Đảng ban hành
- 14Chỉ thị 04/CT-TV về công tác kiểm sát phục vụ chỉ thị 06/CT-TW về phòng, chống và kiểm soát ma túy do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành