- 1Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 2Chỉ thị 33-CT/TW năm 1994 về lãnh đạo phòng, chống các tệ nạn xã hội do Ban Chấp hành trung ương ban hành
- 3Chỉ thị 64-CT/TW năm 1995 về tăng cường lãnh đạo, quản lý, lập lại trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT | Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 1996 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC KIỂM SÁT PHỤC VỤ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ BÀI TRỪ MỘT SỐ TỆ NẠN XÃ HỘI NGHIÊM TRỌNG
Ngày 12-12-1995 Chính phủ đã ra Nghị định 87/CP về “tăng cường quản lý, thiết lập trật tư, kỷ cương trong các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng”. Để góp phần thực hiện Nghị định của Chính phủ đạt hiệu quả, đúng pháp luật. Viện KSND tối cao yêu cầu các đồng chí Viện Trưởng Viện KSND tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện những công tác sau đây:
1. Tổ chức quán triệt cho cán bộ, kiểm sát viên nhận thức đầy đủ các Chỉ thị số 33/CT-TW ngày 01-3-1994, Chỉ thị 64/CT-TW ngày 25-12-1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị định 53/CP, 87/CP của Chính phủ về đấu tranh bài trừ văn hóa đồi trụy, độc hại và các tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy, cờ bạc, say rượu bê tha). Đây là những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, yêu cầu mỗi cán bộ, kiểm sát viên phải quán triệt đầy đủ để vận dụng trong công tác kiểm sát.
Gần đây trong lĩnh vực văn hóa và xã hội, bên cạnh những chuyển động tích cực, đang bộc lộ một thực trạng đáng lo ngại. Băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, các ấn phẩm đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực theo đường nhập lậu qua cửa khẩu và hệ thống ăng ten thu hình từ vệ tinh, các kênh phát sóng của nước ngoài truyền bá lối sống kích động bạo lực, đồi trụy. Trong nước đã xuất hiện những ấn phẩm xấu lọt ra từ khâu xuất bản và phát hành.
Các hiện tượng trên không chỉ ở các đô thị mà còn xâm nhập cả vùng sâu nông thôn và miền núi, lôi kéo một bộ phận cán bộ Đảng viên sa ngã. Tác động của văn hóa độc hại không những phá hoại công tác tư tưởng – văn hóa đúng đắn, lành mạnh của Đảng và nhân dân ta, mà còn là nguyên nhân phát sinh các tệ nạn xã hội như nạn tiêm chích ma túy, mại dâm, cờ bạc, làm vẩn đục đời sống, băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Vì vậy các Viện kiểm sát phải vận dụng chức năng, công tác kiểm sát phục vụ chủ trương của Đảng và Nhà nước, cùng với các ngành kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn này bằng nhiều biện pháp: tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục đi đôi với xử phạt nghiêm minh hành chính hoặc hình sự.
2. Giáo dục, kiểm tra cán bộ, KSV trong ngành quán triệt sâu sắc chủ trương trên, và gương mẫu thực hiện. Thông qua công tác kiểm sát (cả hình sự và kiểm sát chung) đấu tranh chống vi phạm và tội phạm về truyền bá văn hóa đồi trụy, vận chuyển, mua bán chất ma túy, tổ chức dùng ma túy, mại dâm, đánh bạc trong năm qua (1995) trên cơ sở đánh giá tình hình vi phạm và tội phạm (so sánh số liệu tăng giảm) tìm nguyên nhân để khắc phục, làm rõ trách nhiệm của Viện kiểm sát đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
Qua kiểm điểm nếu phát hiện cán bộ Kiểm sát có hành vi liên quan đến các tệ nạn xã hội thì phải xử lý nghiêm khắc.
3. Xây dựng mối quan hệ, phối hợp với các ngành Văn hóa – Thông tin, Hải quan, Quản lý thị trường, Lao động – Thương binh và Xã hội cùng đấu tranh chống hành vi vi phạm, tội phạm đối với những người làm ra, sao chép, lưu hành các loại văn hóa phẩm đồi trụy, các loại tranh, ảnh, sách báo, tiểu thuyết, băng nhạc, đĩa hát, băng hình Nhà nước không cho phát hành, kinh doanh, nhập khẩu. Đẩy mạnh bài trừ tệ nạn mại dâm, ma túy, cờ bạc, số đề, đồng thời thực hiện tốt việc phân loại xử lý những vi phạm đó của các cơ quan nói trên cũng như kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác (theo Điều 85, Điều 86 pháp luật xử lý hành chính). Thông qua các khâu công tác, Viện kiểm sát phải chủ động quản lý chắc tình hình diễn biến các tệ nạn xã hội.
Viện Kiểm sát địa phương khi phát hiện, tiếp nhận được tin báo tội phạm thì yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố, làm tốt công tác kiểm sát điều tra, truy tố và yêu cầu Toàn án xét xử nghiêm minh, phát hiện những sơ hở trong quản lý để yêu cầu sửa chữa. Các Viện Kiểm sát phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Tòa án nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi tội quy định tại các Điều 96 a, 99, 200, 202, 203/BLHS. Chọn một số vụ án điểm để tập trung lực lượng điều tra, truy tố, xét xử nhanh nhằm góp phần tích cực bài trừ các tệ nạn xã hội, thiết lập trật tự, kỷ cương trên lĩnh vực này.
5. Để giúp cho Viện KSND tối cao chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Chính phủ về đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, Viện KSND tối cao và các Viện kiểm sát địa phương phải thành lập tiểu ban, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội do đồng chí Phó Viện trưởng phụ trách. Hàng tháng có báo cáo kết quả việc thực hiện chỉ thị này gửi về Viện KSND tối cao.
| VIỆN TRƯỞNG |
- 1Bộ luật Hình sự 1985
- 2Luật Hình sự sửa đổi 1989
- 3Luật Hình sự sửa đổi 1991
- 4Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 5Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 6Chỉ thị 33-CT/TW năm 1994 về lãnh đạo phòng, chống các tệ nạn xã hội do Ban Chấp hành trung ương ban hành
- 7Chỉ thị 64-CT/TW năm 1995 về tăng cường lãnh đạo, quản lý, lập lại trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Chỉ thị 01/CT năm 1996 về công tác kiểm sát phục vụ việc tăng cường quản lý bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 01/CT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 06/01/1996
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Lê Thanh Đạo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/1996
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định