Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2001/KHXX | Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2001 |
CÔNG VĂN
TRẢ LỜI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP LY HÔN
1. Trường hợp người chồng bỏ đi khỏi nơi cư trú, người vợ không tìm được địa chỉ của người chồng và có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn với người chồng, thì về nguyên tắc Tòa án vẫn phải thụ lý vụ án theo thủ tục chung quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Sau khi thụ lý vụ án phải tiến hành các biện pháp cần thiết để xác định địa chỉ của bị đơn. Nếu tìm được địa chỉ của bị đơn, nhưng bị đơn cố tình trốn tránh, thì Tòa án có quyền xét xử vắng mặt bị đơn theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Nếu không tìm được địa chỉ của bị đơn thì áp dụng điểm c khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật dân sự thì Tòa án giải thích cho đương sự biết là họ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng mất tích đồng thời xin ly hôn. Trong trường hợp này Tòa án áp dụng các quy định tại Điều 88 Bộ luật dân sự và Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết.
Trong trường hợp Tòa án giải quyết cho ly hôn mà có yêu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản khi ly hôn phải theo đúng các quy định tại các điều 95, 96, 97, 98 và 99 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Việc quản lý tài sản của người chồng vắng mặt hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích được thực hiện theo quy định tại Điều 85 hoặc Điều 89 của Bộ luật Dân sự.
2. Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng viết chung một đơn xin thuận tình ly hôn, thì họ là đồng nguyên đơn. Khi thụ lý vụ án tuy chỉ có một bên nộp tiền tạm ứng án phí nhưng cần hiểu là họ đã có sự thỏa thuận với nhau; do đó, nếu trong quá trình giải quyết vụ án người đã nộp tiền tạm ứng án phí lại khước từ giấy triệu tập của Tòa án và cố tình lẫn tránh, thì Tòa án cần hỏi người còn lại có tiếp tục xin ly hôn nữa hay không. Nếu họ vẫn tiếp tục xin ly hôn, thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung như trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên. Trong trường hợp họ không có yêu cầu xin ly hôn nữa, thì Tòa án căn cứ vào điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
- 1Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Luật Hình sự sửa đổi 1989
- 3Luật Hình sự sửa đổi 1991
- 4Bộ luật Dân sự 1995
- 5Bộ Luật Hình sự 1999
- 6Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
- 7Công văn về việc trao đổi nghiệp vụ
- 8Công văn chia thừa kế mở trước ngày 1/7/1991 trong đó có di sản là nhà ở
Công văn số 62/2001/KHXX về việc trả lời một số trường hợp ly hôn do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 62/2001/KHXX
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/06/2001
- Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
- Người ký:
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra