Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2001
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
2. Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông:
a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải;
c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
3. Đèn tín hiệu giao thông có ba mầu, ý nghĩa từng mầu như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;
d) Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, ý nghĩa từng nhóm như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
7. Hàng rào chắn được đặt ở nơi nền đường bị thắt hẹp, ở đầu cầu, đầu cống, ở đầu các đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.
Luật Giao thông đường bộ 2001
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ
- Điều 5. Chính sách phát triển giao thông đường bộ
- Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ
- Điều 7. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Quy tắc chung
- Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
- Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
- Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe
- Điều 13. Sử dụng làn đường
- Điều 14. Vượt xe
- Điều 15. Chuyển hướng xe
- Điều 16. Lùi xe
- Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều
- Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị
- Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị
- Điều 20. Quyền ưu tiên của một số xe
- Điều 21. Qua phà, qua cầu phao
- Điều 22. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
- Điều 23. Đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt
- Điều 24. Giao thông trên đường cao tốc
- Điều 25. Giao thông trong hầm đường bộ
- Điều 26. Bảo đảm tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ
- Điều 27. Xe kéo xe và xe kéo rơ moóc
- Điều 28. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
- Điều 29. Người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
- Điều 30. Người đi bộ
- Điều 31. Người tàn tật, người già yếu tham gia giao thông
- Điều 32. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ
- Điều 33. Các hoạt động khác trên đường bộ
- Điều 34. Sử dụng đường phố đô thị
- Điều 35. Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông
- Điều 36. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông
- Điều 37. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và phân loại đường bộ
- Điều 38. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 39. Phạm vi đất dành cho đường bộ
- Điều 40. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ
- Điều 41. Công trình báo hiệu đường bộ
- Điều 42. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
- Điều 43. Quản lý, bảo trì đường bộ
- Điều 44. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ
- Điều 45. Xây dựng đoạn đường giao cắt giữa đường bộ với đường sắt
- Điều 46. Bến xe, bãi đỗ xe, nơi đỗ xe
- Điều 47. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 48. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
- Điều 49. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới
- Điều 50. Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
- Điều 51. Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ
- Điều 52. Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng
- Điều 53. Điều kiện của người lái xe cơ giới tham gia giao thông
- Điều 54. Giấy phép lái xe
- Điều 55. Tuổi và sức khoẻ của người lái xe
- Điều 56. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
- Điều 57. Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
- Điều 58. Điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông
- Điều 59. Hoạt động vận tải đường bộ
- Điều 60. Thời gian làm việc của lái xe ô tô
- Điều 61. Vận chuyển khách bằng xe ô tô
- Điều 62. Tổ chức, hoạt động của bến xe ô tô khách
- Điều 63. Vận chuyển hàng bằng xe ô tô
- Điều 64. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
- Điều 65. Vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 66. Hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị
- Điều 67. Vận chuyển khách, hàng bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự
- Điều 68. Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
- Điều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
- Điều 70. Thanh tra giao thông đường bộ
- Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
- Điều 72. Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ
- Điều 73. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện