Chương 5 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013
GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN, BÁO CÁO VIÊN, TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Điều 23. Giáo viên, giảng viên
1. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm giáo viên, giảng viên chuyên trách, thỉnh giảng và cán bộ quân đội, công an biệt phái.
2. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh phải có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
3. Chính phủ quy định cụ thể trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh phù hợp với từng đối tượng giáo dục quốc phòng và an ninh; thời gian, lộ trình hoàn thành.
Điều 24. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tuyển dụng giáo viên, giảng viên
1. Việc đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định như sau:
a) Đào tạo chính quy chuyên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh, tập trung 04 năm với đối tượng tuyển sinh là những người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
b) Đào tạo văn bằng 2, tập trung 02 năm với đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác;
c) Đào tạo văn bằng 2, tập trung 18 tháng với đối tượng tuyển sinh là giáo viên, giảng viên đang giảng dạy tại trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và đã có chứng chỉ đào tạo giáo dục quốc phòng và an ninh thời gian đào tạo không dưới 06 tháng.
2. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được bồi dưỡng, tập huấn định kỳ tại trường của lực lượng vũ trang nhân dân, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
3. Chính phủ quy định điều kiện cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân có đủ điều kiện được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ sở giáo dục trực thuộc xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở cơ sở giáo dục từ trung học phổ thông đến đại học.
Điều 25. Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên, giảng viên
1. Giảng dạy đúng nội dung, chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh quy định cho từng đối tượng, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
2. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh quy định tại
Báo cáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mời tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, bao gồm:
1. Lãnh đạo bộ, ban, ngành trung ương;
2. Lãnh đạo tổng cục, quân khu, quân chủng, binh chủng và tương đương của Bộ Quốc phòng; tổng cục, cục, vụ và tương đương của Bộ Công an, bộ, ban, ngành liên quan;
3. Lãnh đạo cấp tỉnh; lãnh đạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; lãnh đạo cấp xã;
4. Lãnh đạo sở, ban, ngành cấp tỉnh; phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và phòng, ban huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
5. Chuyên gia, nhà khoa học.
Điều 27. Tuyên truyền viên
Điều 28. Trách nhiệm và quyền lợi của báo cáo viên, tuyên truyền viên
1. Truyền đạt đúng nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh quy định cho từng đối tượng.
2. Tham dự đầy đủ hoạt động bồi dưỡng, tập huấn do cấp có thẩm quyền tổ chức để nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.
3. Được cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013
- Số hiệu: 30/2013/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/06/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 405 đến số 406
- Ngày hiệu lực: 01/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 5. Nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 7. Quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 8. Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Trường tiểu học, trung học cơ sở
- Điều 11. Trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề
- Điều 12. Trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học
- Điều 13. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 14. Đối với đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 15. Đối với người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
- Điều 16. Đối với cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư
- Điều 17. Thẩm quyền triệu tập, quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
- Điều 18. Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
- Điều 19. Nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh
- Điều 20. Hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh
- Điều 21. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa
- Điều 22. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp
- Điều 23. Giáo viên, giảng viên
- Điều 24. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tuyển dụng giáo viên, giảng viên
- Điều 25. Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên, giảng viên
- Điều 26. Báo cáo viên
- Điều 27. Tuyên truyền viên
- Điều 28. Trách nhiệm và quyền lợi của báo cáo viên, tuyên truyền viên
- Điều 32. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 33. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức ở trung ương
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 43. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
- Điều 44. Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp
- Điều 45. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức