Chương 2 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013
Chương II
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG NHÀ TRƯỜNG
Điều 10. Trường tiểu học, trung học cơ sở
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học trong chương trình, kết hợp với hoạt động ngoại khoá phù hợp với lứa tuổi.
2. Bảo đảm cho học sinh hình thành những cơ sở hiểu biết ban đầu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân; ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Điều 11. Trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề là môn học chính khóa.
2. Bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3. Tổ chức dạy và học theo phân phối chương trình. Trong năm học, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho học sinh học tập ngoại khoá với nội dung và hình thức thích hợp.
Điều 12. Trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học là môn học chính khóa.
2. Bảo đảm cho người học có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3. Tổ chức dạy và học tập trung tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học. Trong chương trình đào tạo, căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho người học nghiên cứu, học tập ngoại khoá với nội dung và hình thức thích hợp.
Điều 13. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho người học trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là môn học chính khóa.
2. Bảo đảm cho người học nắm vững quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; nghệ thuật quân sự Việt Nam; tình hình, nhiệm vụ quốc phòng và an ninh; khu vực phòng thủ; phòng thủ dân sự; kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh; kết hợp quốc phòng và an ninh với đối ngoại.
3. Căn cứ chương trình khung của Bộ Quốc phòng và quy định của cơ quan có thẩm quyền, trường của tổ chức chính trị xây dựng và thực hiện chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong hệ thống trường của tổ chức chính trị.
4. Căn cứ chương trình khung của Bộ Quốc phòng, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng và thực hiện chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh đối với người học trong trường.
Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013
- Số hiệu: 30/2013/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/06/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 405 đến số 406
- Ngày hiệu lực: 01/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 5. Nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 7. Quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 8. Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Trường tiểu học, trung học cơ sở
- Điều 11. Trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề
- Điều 12. Trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học
- Điều 13. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 14. Đối với đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 15. Đối với người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
- Điều 16. Đối với cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư
- Điều 17. Thẩm quyền triệu tập, quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
- Điều 18. Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
- Điều 19. Nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh
- Điều 20. Hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh
- Điều 21. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa
- Điều 22. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp
- Điều 23. Giáo viên, giảng viên
- Điều 24. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tuyển dụng giáo viên, giảng viên
- Điều 25. Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên, giảng viên
- Điều 26. Báo cáo viên
- Điều 27. Tuyên truyền viên
- Điều 28. Trách nhiệm và quyền lợi của báo cáo viên, tuyên truyền viên
- Điều 32. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 33. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức ở trung ương
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 43. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
- Điều 44. Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp
- Điều 45. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức