Mục 3 Chương 4 Luật giá 2012
Mục 3. DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ
Điều 38. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá
1. Doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động khi Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
3. Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên hợp danh;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó có 01 thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
5. Công ty cổ phần khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại
b) Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm tiêu chuẩn thẩm định giá.
a) Kê khai không đúng hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
b) Không kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong 12 tháng liên tục;
c) Không khắc phục được vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
d) Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Điều 41. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá
1. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thẩm định giá, có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá theo sự uỷ quyền bằng văn bản của doanh nghiệp thẩm định giá.
2. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và phải có ít nhất 02 thẩm định viên về giá, trong đó Giám đốc chi nhánh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá đã thành lập chi nhánh đó.
3. Doanh nghiệp thẩm định giá phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh thẩm định giá do doanh nghiệp thành lập.
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
1. Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá:
a) Cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
b) Nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng;
c) Thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
d) Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;
đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp trong nước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
e) Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá;
g) Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng;
h) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá:
a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp;
b) Cung cấp Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết;
c) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá;
d) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
đ) Bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;
e) Quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý;
g) Thực hiện chế độ báo cáo;
h) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Hoạt động của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam
1. Tổ chức thẩm định giá nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan được thực hiện hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam.
2. Việc thành lập và hoạt động thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ quy định hình thức, phạm vi cung cấp dịch vụ thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam.
Luật giá 2012
- Số hiệu: 11/2012/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/06/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 475 đến số 476
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng luật
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý giá
- Điều 6. Công khai thông tin về giá
- Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
- Điều 8. Thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
- Điều 9. Thanh tra chuyên ngành về giá
- Điều 10. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá
- Điều 11. Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
- Điều 12. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
- Điều 13. Quyền của người tiêu dùng
- Điều 14. Nghĩa vụ của người tiêu dùng
- Điều 15. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá
- Điều 16. Trường hợp thực hiện bình ổn giá
- Điều 17. Biện pháp bình ổn giá
- Điều 18. Thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá
- Điều 19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
- Điều 20. Nguyên tắc định giá của Nhà nước
- Điều 21. Căn cứ, phương pháp định giá
- Điều 22. Thẩm quyền và trách nhiệm định giá
- Điều 23. Trường hợp tổ chức hiệp thương giá
- Điều 24. Thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá
- Điều 25. Kết quả hiệp thương giá
- Điều 26. Trường hợp kiểm tra yếu tố hình thành giá
- Điều 27. Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá
- Điều 28. Hoạt động thẩm định giá
- Điều 29. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá
- Điều 30. Quy trình thẩm định giá tài sản
- Điều 31. Tài sản thẩm định giá
- Điều 32. Kết quả thẩm định giá
- Điều 33. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá
- Điều 34. Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
- Điều 35. Thẩm định viên về giá hành nghề
- Điều 36. Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề
- Điều 38. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
- Điều 40. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
- Điều 41. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 43. Hoạt động của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam