Mục 2 Chương 4 Luật giá 2012
Điều 34. Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
1. Có năng lực hành vi dân sự.
2. Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
3. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.
4. Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp.
6. Có Thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 35. Thẩm định viên về giá hành nghề
1. Thẩm định viên về giá hành nghề là người đủ tiêu chuẩn quy định tại
2. Quyền và nghĩa vụ của Thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá được quy định tại
Điều 36. Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá
1. Người không đủ tiêu chuẩn quy định tại
2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
3. Người đang bị cấm hành nghề thẩm định giá theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, giá, thẩm định giá mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Người đã bị kết án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
5. Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
6. Người đang bị đình chỉ hành nghề thẩm định giá.
Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề
1. Quyền của thẩm định viên về giá hành nghề:
a) Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
c) Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;
d) Từ chối thực hiện thẩm định giá nếu xét thấy không đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá;
đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề:
a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng thẩm định giá;
c) Ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá;
d) Giải trình hoặc bảo vệ kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá không phải là khách hàng thẩm định giá nhưng có ghi trong hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu;
đ) Tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá do cơ quan, tổ chức được phép tổ chức;
e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Luật giá 2012
- Số hiệu: 11/2012/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/06/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 475 đến số 476
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng luật
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý giá
- Điều 6. Công khai thông tin về giá
- Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
- Điều 8. Thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
- Điều 9. Thanh tra chuyên ngành về giá
- Điều 10. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá
- Điều 11. Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
- Điều 12. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
- Điều 13. Quyền của người tiêu dùng
- Điều 14. Nghĩa vụ của người tiêu dùng
- Điều 15. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá
- Điều 16. Trường hợp thực hiện bình ổn giá
- Điều 17. Biện pháp bình ổn giá
- Điều 18. Thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá
- Điều 19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
- Điều 20. Nguyên tắc định giá của Nhà nước
- Điều 21. Căn cứ, phương pháp định giá
- Điều 22. Thẩm quyền và trách nhiệm định giá
- Điều 23. Trường hợp tổ chức hiệp thương giá
- Điều 24. Thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá
- Điều 25. Kết quả hiệp thương giá
- Điều 26. Trường hợp kiểm tra yếu tố hình thành giá
- Điều 27. Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá
- Điều 28. Hoạt động thẩm định giá
- Điều 29. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá
- Điều 30. Quy trình thẩm định giá tài sản
- Điều 31. Tài sản thẩm định giá
- Điều 32. Kết quả thẩm định giá
- Điều 33. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá
- Điều 34. Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
- Điều 35. Thẩm định viên về giá hành nghề
- Điều 36. Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề
- Điều 38. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
- Điều 40. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
- Điều 41. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 43. Hoạt động của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam