Điều 3 Luật Du lịch 2017
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
3. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
4. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
5. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
6. Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia.
7. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.
8. Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
9. Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
10. Hướng dẫn du lịch là hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch.
11. Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch.
12. Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
13. Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch.
14. Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.
15. Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
16. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.
17. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.
18. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
Luật Du lịch 2017
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc phát triển du lịch
- Điều 5. Chính sách phát triển du lịch
- Điều 6. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch
- Điều 7. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch
- Điều 8. Bảo vệ môi trường du lịch
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch
- Điều 10. Các loại khách du lịch
- Điều 11. Quyền của khách du lịch
- Điều 12. Nghĩa vụ của khách du lịch
- Điều 13. Bảo đảm an toàn cho khách du lịch
- Điều 14. Giải quyết kiến nghị của khách du lịch
- Điều 15. Các loại tài nguyên du lịch
- Điều 16. Điều tra tài nguyên du lịch
- Điều 17. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch
- Điều 20. Nguyên tắc lập quy hoạch về du lịch
- Điều 21. Nội dung quy hoạch về du lịch
- Điều 22. Lập, quản lý và thực hiện quy hoạch về du lịch
- Điều 23. Điều kiện công nhận điểm du lịch
- Điều 24. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận điểm du lịch
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch
- Điều 26. Điều kiện công nhận khu du lịch
- Điều 27. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch cấp tỉnh
- Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia
- Điều 29. Quản lý khu du lịch
- Điều 30. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 31. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 32. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
- Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
- Điều 34. Cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 35. Cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 36. Thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 38. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 39. Hợp đồng lữ hành
- Điều 40. Kinh doanh đại lý lữ hành
- Điều 41. Hợp đồng đại lý lữ hành
- Điều 42. Trách nhiệm của bên giao đại lý lữ hành
- Điều 43. Trách nhiệm của đại lý lữ hành
- Điều 44. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
- Điều 45. Kinh doanh vận tải khách du lịch
- Điều 46. Cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch
- Điều 48. Các loại cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 49. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
- Điều 50. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 51. Công bố, kiểm tra chất lượng cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 52. Thu hồi quyết định công nhận hạng, thay đổi hạng cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 53. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
- Điều 54. Các loại dịch vụ du lịch khác
- Điều 55. Phát triển các loại dịch vụ du lịch khác
- Điều 56. Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
- Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
- Điều 58. Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch
- Điều 59. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
- Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa
- Điều 61. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm
- Điều 62. Cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch
- Điều 63. Cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch
- Điều 64. Thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch
- Điều 66. Trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch
- Điều 67. Nội dung xúc tiến du lịch
- Điều 68. Hoạt động xúc tiến du lịch
- Điều 69. Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực
- Điều 70. Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch
- Điều 71. Mục đích của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch
- Điều 72. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch