Chương 4 Luật Du lịch 2017
Điều 23. Điều kiện công nhận điểm du lịch
1. Điều kiện công nhận điểm du lịch bao gồm:
a) Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định;
b) Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch;
c) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 24. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận điểm du lịch
1. Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch bao gồm:
b) Bản thuyết minh về điều kiện công nhận điểm du lịch quy định tại
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị công nhận điểm du lịch được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý điểm du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh) nơi có điểm du lịch;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận điểm du lịch; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định công nhận điểm du lịch trong trường hợp điểm du lịch không còn bảo đảm điều kiện quy định tại
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch
1. Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có quyền sau đây:
a) Đầu tư, khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch;
b) Ban hành nội quy; tổ chức kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch;
c) Tổ chức dịch vụ hướng dẫn; quy định, quản lý việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi quản lý;
d) Được thu phí theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện quy định tại
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan;
c) Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý;
d) Bảo đảm an toàn cho khách du lịch, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại điểm du lịch;
đ) Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.
Điều 26. Điều kiện công nhận khu du lịch
1. Điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh bao gồm:
a) Có tài nguyên du lịch với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định;
b) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch;
c) Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia;
d) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia bao gồm:
a) Có tài nguyên du lịch đa dạng, đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định;
b) Có trong danh mục các khu vực tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch;
d) Các điều kiện quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 27. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch cấp tỉnh
1. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh bao gồm:
b) Bản thuyết minh về điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh quy định tại
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức quản lý khu du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có khu du lịch;
b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đối với khu du lịch nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định, quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh trong trường hợp khu du lịch không còn bảo đảm điều kiện quy định tại
Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia
1. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia bao gồm:
b) Bản thuyết minh về điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia quy định tại
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;
b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố khu du lịch quốc gia; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đối với khu du lịch nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ công nhận.
4. Người có thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia thu hồi quyết định công nhận trong trường hợp khu du lịch không còn bảo đảm điều kiện quy định tại
1. Nội dung quản lý khu du lịch bao gồm:
a) Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển;
b) Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, hoạt động của hướng dẫn viên du lịch;
c) Quản lý việc đầu tư, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch;
d) Bảo đảm an toàn cho khách du lịch; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong khu du lịch;
đ) Xây dựng hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, điểm cung cấp thông tin phục vụ khách du lịch;
e) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định mô hình quản lý khu du lịch quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mô hình quản lý khu du lịch cấp tỉnh.
Luật Du lịch 2017
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc phát triển du lịch
- Điều 5. Chính sách phát triển du lịch
- Điều 6. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch
- Điều 7. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch
- Điều 8. Bảo vệ môi trường du lịch
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch
- Điều 10. Các loại khách du lịch
- Điều 11. Quyền của khách du lịch
- Điều 12. Nghĩa vụ của khách du lịch
- Điều 13. Bảo đảm an toàn cho khách du lịch
- Điều 14. Giải quyết kiến nghị của khách du lịch
- Điều 15. Các loại tài nguyên du lịch
- Điều 16. Điều tra tài nguyên du lịch
- Điều 17. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch
- Điều 20. Nguyên tắc lập quy hoạch về du lịch
- Điều 21. Nội dung quy hoạch về du lịch
- Điều 22. Lập, quản lý và thực hiện quy hoạch về du lịch
- Điều 23. Điều kiện công nhận điểm du lịch
- Điều 24. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận điểm du lịch
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch
- Điều 26. Điều kiện công nhận khu du lịch
- Điều 27. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch cấp tỉnh
- Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia
- Điều 29. Quản lý khu du lịch
- Điều 30. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 31. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 32. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
- Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
- Điều 34. Cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 35. Cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 36. Thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 38. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều 39. Hợp đồng lữ hành
- Điều 40. Kinh doanh đại lý lữ hành
- Điều 41. Hợp đồng đại lý lữ hành
- Điều 42. Trách nhiệm của bên giao đại lý lữ hành
- Điều 43. Trách nhiệm của đại lý lữ hành
- Điều 44. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
- Điều 45. Kinh doanh vận tải khách du lịch
- Điều 46. Cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch
- Điều 48. Các loại cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 49. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
- Điều 50. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 51. Công bố, kiểm tra chất lượng cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 52. Thu hồi quyết định công nhận hạng, thay đổi hạng cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 53. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
- Điều 54. Các loại dịch vụ du lịch khác
- Điều 55. Phát triển các loại dịch vụ du lịch khác
- Điều 56. Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
- Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
- Điều 58. Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch
- Điều 59. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
- Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa
- Điều 61. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm
- Điều 62. Cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch
- Điều 63. Cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch
- Điều 64. Thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch
- Điều 66. Trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch
- Điều 67. Nội dung xúc tiến du lịch
- Điều 68. Hoạt động xúc tiến du lịch
- Điều 69. Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực
- Điều 70. Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch
- Điều 71. Mục đích của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch
- Điều 72. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch