Chương 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2025
Điều 43. Áp dụng quy định của Luật Cán bộ, công chức đối với các đối tượng khác
1. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với những người được bầu cử nhưng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này; chế độ phụ cấp đối với người đã nghỉ hưu nhưng được bầu cử giữ chức vụ, chức danh cán bộ.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với những người làm việc ở các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
3. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:
a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;
c) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định về đánh giá công chức tại Mục 3 Chương IV của Luật này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
3. Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 52/2019/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
1. Cán bộ, công chức cấp xã được bầu hoặc tuyển dụng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo thì được chuyển thành cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và được bố trí công tác tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị tại cấp xã hình thành sau sắp xếp, thuộc biên chế của địa phương nơi công tác và thực hiện tinh giản biên chế trong thời hạn 05 năm theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
2. Chậm nhất đến ngày 01 tháng 7 năm 2027, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương phải hoàn thành việc bố trí vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm đối với công chức được tuyển dụng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật này.
3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, người đang tập sự theo quy định của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 52/2019/QH14 được xếp vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng.
Luật Cán bộ, công chức năm 2025
- Số hiệu: 80/2025/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 24/06/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Cán bộ, công chức
- Điều 2. Nguyên tắc trong thi hành công vụ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
- Điều 4. Cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân
- Điều 7. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
- Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu trong thi hành công vụ
- Điều 9. Quyền của cán bộ, công chức về bảo đảm điều kiện thi hành công vụ
- Điều 10. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ liên quan đến tiền lương
- Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi và các quyền khác
- Điều 15. Chức vụ, chức danh cán bộ
- Điều 16. Bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, chỉ định chức vụ, chức danh cán bộ
- Điều 17. Thực hiện quản lý đối với cán bộ
- Điều 18. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
- Điều 19. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
- Điều 20. Phương thức, thẩm quyền tuyển dụng công chức
- Điều 21. Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức
- Điều 22. Tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên
- Điều 25. Thực hiện đánh giá công chức
- Điều 26. Xếp loại chất lượng
- Điều 27. Sử dụng kết quả theo dõi, đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
- Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Điều 29. Trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 30. Điều động, luân chuyển, biệt phái công chức
- Điều 31. Bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ đối với công chức lãnh đạo, quản lý
- Điều 33. Khen thưởng cán bộ, công chức
- Điều 34. Loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm đối với cán bộ, công chức
- Điều 35. Hình thức kỷ luật đối với cán bộ
- Điều 36. Hình thức kỷ luật đối với công chức
- Điều 37. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
- Điều 38. Các quy định khác liên quan đến việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
- Điều 39. Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức