Chương 1 Luật Cán bộ, công chức năm 2025
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm hoặc chỉ định giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng vào vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an; trong tổ chức cơ yếu mà không phải là người làm công tác cơ yếu, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Điều 2. Nguyên tắc trong thi hành công vụ
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
3. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
4. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt, chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả.
5. Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
4. Việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và kết quả, hiệu quả thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm.
5. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong hệ thống chính trị.
6. Thực hiện bình đẳng giới.
7. Ưu tiên trong tuyển dụng, bổ nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với người dân tộc thiểu số.
1. Nhà nước có cơ chế đặc biệt để thu hút chuyên gia, nhà khoa học, luật gia, luật sư giỏi, doanh nhân tiêu biểu, xuất sắc, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và nguồn nhân lực chất lượng cao khác vào làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; chính sách trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Người có tài năng trong hoạt động công vụ là cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có khát vọng cống hiến, phụng sự Tổ quốc và Nhân dân; có năng lực chuyên môn, kỹ năng vượt trội thể hiện qua giải quyết công việc; có tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; đạt được những thành tích nổi bật trong hoạt động công vụ thể hiện bằng kết quả, sản phẩm cụ thể, mang lại giá trị, hiệu quả cao cho tổ chức, ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc địa phương.
3. Chính phủ quy định khung cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Căn cứ vào quy định của Chính phủ và định hướng phát triển ngành, lĩnh vực chiến lược, trọng tâm của quốc gia, địa phương, người đứng đầu Bộ, ngành, cơ quan trung ương hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định ngành, lĩnh vực cần ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong từng giai đoạn và quyết định chính sách đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thuộc phạm vi quản lý phù hợp với khả năng ngân sách và thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức.
5. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; Bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương được huy động các nguồn hợp pháp khác để thực hiện chính sách.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công vụ là hoạt động do cán bộ, công chức thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn được giao theo quy định của cấp có thẩm quyền và của pháp luật nhằm thực hiện quản lý nhà nước và đáp ứng nhu cầu chung của xã hội.
2. Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các nội dung quản lý cán bộ, công chức.
3. Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền sử dụng, phân công, bố trí, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức và các thẩm quyền khác theo phân cấp, ủy quyền.
4. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức vụ, chức danh, ngạch công chức trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
6. Chỉ định là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định giao cán bộ giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý không qua bầu cử.
7. Điều động là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định chuyển cán bộ, công chức từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
8. Bổ nhiệm là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định giao cán bộ, công chức giữ một chức vụ, chức danh trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
9. Luân chuyển là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phân công hoặc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý giữ một chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc theo yêu cầu của chức danh được quy hoạch.
10. Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc có thời hạn tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác ngoài phạm vi cơ quan quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ.
11. Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý tự nguyện xin thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
12. Miễn nhiệm là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
13. Tạm đình chỉ công tác là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định việc cán bộ, công chức dừng thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong thời hạn nhất định.
Luật Cán bộ, công chức năm 2025
- Số hiệu: 80/2025/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 24/06/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Cán bộ, công chức
- Điều 2. Nguyên tắc trong thi hành công vụ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
- Điều 4. Cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân
- Điều 7. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
- Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu trong thi hành công vụ
- Điều 9. Quyền của cán bộ, công chức về bảo đảm điều kiện thi hành công vụ
- Điều 10. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ liên quan đến tiền lương
- Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi và các quyền khác
- Điều 15. Chức vụ, chức danh cán bộ
- Điều 16. Bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, chỉ định chức vụ, chức danh cán bộ
- Điều 17. Thực hiện quản lý đối với cán bộ
- Điều 18. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
- Điều 19. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
- Điều 20. Phương thức, thẩm quyền tuyển dụng công chức
- Điều 21. Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức
- Điều 22. Tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên
- Điều 25. Thực hiện đánh giá công chức
- Điều 26. Xếp loại chất lượng
- Điều 27. Sử dụng kết quả theo dõi, đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
- Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Điều 29. Trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 30. Điều động, luân chuyển, biệt phái công chức
- Điều 31. Bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ đối với công chức lãnh đạo, quản lý
- Điều 33. Khen thưởng cán bộ, công chức
- Điều 34. Loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm đối với cán bộ, công chức
- Điều 35. Hình thức kỷ luật đối với cán bộ
- Điều 36. Hình thức kỷ luật đối với công chức
- Điều 37. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
- Điều 38. Các quy định khác liên quan đến việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
- Điều 39. Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức